Giáo viên có bắt buộc phải đến trường trực Tết?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bên cạnh việc thưởng Tết thì vấn đề giáo viên có phải đến trường trường trực Tết không cũng là điều được nhiều người quan tâm.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành thông báo về việc nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 từ ngày 25/1 đến hết ngày 2/2 ((tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hầu hết các trường học đều phân công lịch trực Tết đối với giáo viên. (Ảnh minh họa)

Hầu hết các trường học đều phân công lịch trực Tết đối với giáo viên. (Ảnh minh họa)

Thực hiện lịch nghỉ Tết Nguyên đán chung cả nước, các địa phương, trường học đều phân công giáo viên, người lao động thay phiên túc trực tại đơn vị. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành giáo viên không bắt buộc phải trực Tết và có thể từ chối nếu muốn.

Nội dung Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định rõ giáo viên có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ hoặc nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động. Tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 1 ngày Tết Dương lịch, 5 ngày tết Âm lịch.

Như vậy, nghỉ Tết là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động cũng như giáo viên. Nhà nước không đưa ra bất kỳ quy định nào yêu cầu giáo viên phải đến trường trực Tết, nên giáo viên có thể từ chối việc này nếu không muốn thực hiện.

Trong trường hợp, các trường học bắt buộc giáo viên trực Tết dù họ không đồng ý là vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động và có thể bị phạt hành chính đến 25 triệu đồng theo Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Báo Lao Động dẫn lời luật sư Nguyễn Phó Dũng - Giám đốc Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết thêm nếu giáo viên đồng ý đến trường trực Tết sẽ được xem là làm thêm giờ. Do vậy, giáo viên có thể được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, theo khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức.

Như vậy, nếu các giáo viên trực Tết Nguyên đán từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 (từ ngày 26 Tết đến hết ngày mồng 5 Tết) sẽ nhận được tiền làm thêm giờ. Trực Tết ngoài khoảng thời gian này, giáo viên sẽ không được chi trả tiền làm thêm giờ mà chỉ trực hành chính bình thường theo phân công của thủ trưởng đơn vị.

Về số tiền làm thêm giờ, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo Anh Anh (VTCNews)

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

Học phí đại học tiếp tục tăng vào năm 2025

Học phí đại học tiếp tục tăng vào năm 2025

Học phí các trường đại học áp dụng cho sinh viên khóa tuyển sinh năm 2025 sẽ tiếp tục tăng. Mức tăng của các trường công bám sát nghị định của Chính phủ, tùy loại hình trường và khối ngành đào tạo có thể tăng từ 1,7 triệu đến 8,75 triệu đồng so với năm học trước đó.

Cô Lê Thị Ái Nghĩa luôn có phương pháp giảng dạy lôi cuốn, hấp dẫn, tạo hứng thú cho các em học sinh. Ảnh: H.C

Cô giáo Lê Thị Ái Nghĩa tâm huyết với nghề

(GLO)- Gần 24 năm gắn bó với bục giảng, cô Lê Thị Ái Nghĩa-Giáo viên môn Tiếng Anh của Trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) luôn tâm huyết với nghề, nỗ lực vươn lên trong công tác, được đồng nghiệp và nhiều thế hệ học sinh yêu mến.