Giải Việt dã Báo Gia Lai: Ươm mầm tài năng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Qua 13 năm tổ chức, Giải Việt dã Báo Gia Lai không chỉ đơn thuần là một sân chơi mà từ đó giấc mơ của những người con Gia Lai đã được ấp ủ, nuôi nấng để rồi bay cao, bay xa. 
Tại SEA Games 30 diễn ra ở Philippines, ngoài những tấm huy chương vàng danh giá, có 1 tấm huy chương đồng cũng đã mang lại rất nhiều cảm xúc, tạo dấu ấn lớn cho đoàn thể thao Việt Nam. Đó chính là tấm huy chương của vận động viên (VĐV) Nguyễn Thị Phương Trinh-người con của mảnh đất xã Đông, huyện Kbang ở môn duathlon (2 môn phối hợp: chạy 10 km, đạp xe 40 km, chạy 5 km). Đây vốn là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu Olympic nhưng lại khá xa lạ với Việt Nam. Đội tuyển duathlon quốc gia mới chỉ thành lập được vài tháng và điều kiện tập luyện còn khá hạn chế so với các nước trong khu vực. Bởi vậy, thành tích xếp thứ 3/11 VĐV của cô gái đến từ Gia Lai đã vượt quá sự kỳ vọng. Phương Trinh đã trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành huy chương ở môn này.
Các vận động viên tranh tài tại giải Việt dã Báo Gia Lai năm 2018. Ảnh: Đức Thụy
Các vận động viên tranh tài tại giải Việt dã Báo Gia Lai năm 2018. Ảnh: Đức Thụy
Ít ai biết rằng, cô gái 22 tuổi ấy từng có những tháng ngày “khởi nghiệp” từ Giải Việt dã Báo Gia Lai. Năm 2011, khi còn là học trò trường huyện, Phương Trinh đã chập chững tham gia thi đấu ở hệ nữ trẻ của Giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ VI  (mở rộng). Năm ấy, Phương Trinh bất ngờ giành tấm huy chương đồng và những bước chạy dẻo dai với nền tảng thể lực bền bỉ của em đã chinh phục những người làm chuyên môn.
Một năm sau, Phương Trinh chính thức trở thành VĐV năng khiếu của Trung tâm Huấn luyện-Đào tạo và Thi đấu thể thao tỉnh. Tại đây, Phương Trinh đã được “cháy” hết mình với đam mê và phát huy sở trường của mình. Khoảng thời gian ấy, Phương Trinh được dìu dắt thi đấu ở hệ đội tuyển tại Giải Việt dã Báo Gia Lai (mở rộng) dù tuổi đời còn rất trẻ. Những đường chạy ở Phố núi năm ấy đã góp phần tôi luyện tố chất, tinh thần của một VĐV luôn hướng về phía trước và không bao giờ gục ngã. 
Khi Trung tâm Huấn luyện-Đào tạo và Thi đấu thể thao tỉnh rơi vào cảnh khó khăn về kinh phí, những VĐV như Phương Trinh đã phải “trôi dạt” nhiều nơi. Đa phần đều khăn gói cho một cuộc Nam tiến để theo học trường Đại học Thể dục-Thể thao TP. Hồ Chí Minh. Riêng Phương Trinh tiếp tục mơ ước trở thành VĐV chuyên nghiệp nên đã theo học môn xe đạp tại Trường Năng khiếu Thể dục-Thể thao TP. Hồ Chí Minh. Nhưng đều đặn hàng năm, Phương Trinh vẫn lặn lội từ TP. Hồ Chí Minh về tham gia Giải Việt dã Báo Gia Lai. Tại đây, Phương Trinh được hội ngộ với những đồng môn cùng “lò đào tạo” năm xưa. Năm này qua năm khác, bản lĩnh thi đấu của Phương Trinh đã được trui rèn qua đường chạy đó. Năm 2017, ở giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ XII, Phương Trinh đã giành tấm huy chương vàng ở nội dung nữ chính hệ phong trào.          
 Ông Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai tặng cờ và hoa cho các đơn vị tham dự giải Việt dã Báo Gia Lai năm 2018. Ảnh: Đ.T
Ông Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai tặng cờ và hoa cho các đơn vị tham dự giải Việt dã Báo Gia Lai năm 2018. Ảnh: Đ.T
Vận động viên Nông Thị Minh Nguyệt (Trung tâm Huấn luyện-Đào tạo và Thi đấu thể thao tỉnh) cũng đã nuôi ước mơ từ đường chạy của Giải Việt dã Báo Gia Lai. Giải Việt dã Báo Gia Lai lần thứ VI (mở rộng) là giải đấu đầu tiên của cô học trò khi ấy đang học lớp 10. Dù chỉ giành vị trí thứ 6 nhưng nhờ thành tích ở Hội khỏe Phù Đổng sau đó, Minh Nguyệt đã được tuyển chọn đào tạo cùng khóa với Phương Trinh. Sau đó, Minh Nguyệt vẫn gắn bó với Giải Việt dã Báo Gia Lai và trở thành một trong những VĐV tham gia nhiều lần nhất ở giải đấu này. Năm 2016 và 2018, Minh Nguyệt có 2 lần xuất sắc đứng lên bục cao nhất ở nội dung nữ chính hệ phong trào. Minh Nguyệt tâm sự: “Giải Việt dã Báo Gia Lai chính là giải đấu đầu tiên mình được thi đấu và thể hiện bản lĩnh. Nhờ đó, sau này mình đã chọn môn marathon để theo đuổi. Và cũng nhờ thể thao mà mình học được cách sống tự lập, có thể tự chủ được kinh tế, đỡ đần cho gia đình. Những năm học đại học, mình cũng đều có thể tự lo ăn ở, học phí vì hoàn cảnh gia đình khá khó khăn. Đến giờ mình vẫn hài lòng vì đã chọn con đường này”.
Ông Ngô Gia Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện-Đào tạo và Thi đấu thể thao tỉnh-cho hay: Qua nhiều lần tổ chức, Giải Việt dã Báo Gia Lai xứng đáng là nơi ươm mầm các tài năng trẻ. Nhiều “ngôi sao” của thể thao Gia Lai đã được phát hiện và tôi luyện qua Giải Việt dã Báo Gia Lai như Nguyễn Văn Long (nhiều lần giành ngôi vị số 1 Việt Nam và Đông Nam Á ở đường chạy bán marathon, marathon và thậm chí là 80 km, 100 km); Nguyễn Thị Mỹ Liên (từng tham dự SEA Games ở môn điền kinh, 3 năm liên tiếp vô địch Giải Việt dã leo núi Bà Rá). Ngoài ra còn có những cái tên từng giúp Gia Lai rạng danh ở các giải chạy khác như: Văn Cảnh, Văn Toàn, Trường Sinh, Văn Duy…       
 LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.