Giải tỏa “hội chứng hậu nghỉ Tết”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 7 ngày nghỉ Tết Quý Mão đủ khiến chúng ta dễ bị rơi vào trạng thái ì, khi trở lại với công việc. Những ngày qua, không ít dòng tự sự được cư dân mạng chia sẻ như một “liều thuốc” giải tỏa tâm lý trước khi bắt đầu guồng quay công việc của năm mới.

“Đang yên đang lành bỗng dưng… hết Tết. Trở về với bộn bề deadline sao mà khó khăn quá đỗi! Ai còn nuối tiếc điều gì khi hết Tết không anh em?”-một bạn trẻ có tài khoản Facebook T.V.T. (trú tại thị xã An Khê) đã chia sẻ dòng trạng thái như thế trước ngày quay trở lại TP. Hồ Chí Minh làm việc. Chỉ ít phút sau khi đăng tải, status này đã nhận được khá nhiều lượt thích, bình luận khẳng định đồng tâm trạng và bày tỏ sự luyến tiếc khi “từ giờ đã không còn được ngủ nướng”, “chưa thể quên hương vị bánh tét, củ kiệu”, “lại phải rời xa vòng tay gia đình”, “chuẩn bị tối mặt với công việc”…

Cách đây vài ngày, cô bạn của tôi cũng than thở rằng kỳ nghỉ Tết trôi qua quá nhanh, bản thân nghỉ ngơi chưa đủ đã lại phải lao vào cuộc sống mưu sinh. Thêm vào đó, công ty đang gặp khó khăn khiến cô cảm thấy áp lực, mệt mỏi khi nghĩ đến chuyện quay lại làm việc.

Từ lâu, nhiều người thường cho rằng đây là “hội chứng hậu nghỉ lễ” và hầu như ai cũng mắc phải hội chứng này sau mỗi dịp lễ, Tết hay nghỉ phép. Theo các chuyên gia tâm lý, con người thường cảm thấy hạnh phúc hơn trong kỳ nghỉ vì được tự do làm điều mình muốn. Khi thời gian nghỉ kết thúc, cả sự tự do lẫn hạnh phúc đó đều tan biến để nhường chỗ cho sự bận rộn thường ngày. Và dĩ nhiên, việc đột ngột chuyển từ trạng thái chỉ ăn với ngủ sang sinh hoạt, đi làm có giờ giấc thì tâm lý hụt hẫng, có phần rệu rã là điều khó tránh khỏi và hết sức bình thường.

Một số gợi ý nhỏ được nhiều cư dân mạng đưa ra nhằm giúp những ai đang rơi vào “hội chứng hậu nghỉ lễ” có thể nhanh chóng thoát khỏi nó như: đổi nhạc chuông báo thức với giai điệu yêu thích giúp dậy sớm hơn; trang trí lại không gian làm việc để gia tăng sự hứng thú đến công sở; kết nối nhiều hơn với đồng nghiệp nhằm chia sẻ, triển khai kế hoạch, mục tiêu công việc. Ngoài ra, mỗi người có thể tạo khoảng đệm tâm lý nhằm xóa nhòa ranh giới giữa việc nghỉ ngơi và đi làm bằng cách tiếp tục thưởng thức hương vị ẩm thực Tết thêm vài ngày, xem bộ phim hay đọc quyển sách đang dở dang trong kỳ nghỉ, đăng ảnh lưu niệm đã chụp...

Trên thực tế vẫn có nhiều người “không thích Tết” và mang tâm thế khá thoải mái khi được quay trở lại làm việc. Chị L.T.T.V. (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong số đó. Trên trang Zalo cá nhân của mình, chị V. chia sẻ: “Chuỗi ngày bận rộn từ nhà nội sang nhà ngoại đến nhà mình cuối cùng cũng qua đi. Tạm biệt Tết con Mèo, tớ đi làm lại đây!”. Chị V. tâm sự thêm rằng, Tết là dịp rất ý nghĩa khi gia đình được đoàn viên, sum họp. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mọi thứ và đón tiếp, phục vụ họ hàng, tiệc tùng trong suốt thời gian nghỉ khiến chị lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Vì thế, quay lại với nhịp sống ngày thường, dễ dàng cân đối giữa chuyện đi làm và nghỉ ngơi là điều mà chị V. mong muốn.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc cũng là lúc bắt đầu một năm làm việc mới. Chắc hẳn rằng, dù mang tâm thế ra sao, bản thân mỗi người cũng sẽ không ngừng phấn đấu, nỗ lực để gặt hái được nhiều thành công trong năm Quý Mão này.

Có thể bạn quan tâm

Báo Gia Lai đồng hành cùng bạn đọc

Báo Gia Lai đồng hành cùng bạn đọc

(GLO)- Hôm nay (16-3), Báo Gia Lai ghi dấu vào hành trình 76 năm làm nhiệm vụ truyền tải thông tin, định hướng dư luận. Suốt chặng đường ấy, Báo Gia Lai đã không ngừng đổi mới, luôn đồng hành và nhận được sự tin yêu của bạn đọc, xứng đáng là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 200 học viên được tập huấn phòng cháy chữa cháy

200 học viên được tập huấn phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 13-3, Công an huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) cơ sở trên địa bàn huyện.
Nhà nghèo mắc bệnh nan y

Nhà nghèo mắc bệnh nan y

(GLO)- “Xin hãy cứu con trai tôi”-chị Mai Thị Tuyết (thôn Tam Điệp, xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) nói trong nước mắt khi đang chăm đứa con 12 tuổi Mai Đức Trọng (SN 2011) bị mắc bệnh xơ hóa tủy xương.

Những con heo xứ rừng

Những con heo xứ rừng

(GLO)- Vùng đồng bằng Ayun Pa ngày trước có một giống heo tầm nhỏ, lông đen tuyền, chất lượng thịt thơm ngon, thể trọng lớn hơn các giống heo sọc dưa vùng đất bazan. Những năm bao cấp, ngành Nông nghiệp đã có một đề tài khoa học sưu tầm, thống kê, chọn lọc, đánh giá và gây giống loài heo đen này.
Sự hài lòng của người dân là “thước đo” đối với cán bộ, công chức

Sự hài lòng của người dân là “thước đo” đối với cán bộ, công chức

(GLO)- Bạn tôi vừa mới chuyển công tác đến một địa phương khác nên cần giấy tạm trú để nhập học cho con. Sau khi chuẩn bị đầy đủ thủ tục giấy tờ cần thiết, bạn đến trụ sở Công an phường để xin giấy xác nhận tạm trú. Thay vì tận tình hướng dẫn khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ này đã dùng những câu nói cộc lốc, cố tình làm khó để không xử lý sớm thủ tục. Tuy nhiên, sau khi bạn gọi điện nhờ người quen làm ở đây giúp đỡ thì cán bộ này thay đổi thái độ, hướng dẫn quy trình làm thủ tục.