Giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng dao, vì đâu nên nỗi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã một hơn 1 tuần trôi qua nhưng dư luận ở Phố núi Pleiku chưa hết bàng hoàng về cái chết của đôi vợ chồng trẻ Kiều-Thịnh. Sau khi đâm vợ 36 nhát dao, Nguyễn Tấn Thịnh chọn cách nhảy xuống giếng tự tử. Trong phút chốc, gia đình này tan nát, vợ chồng đều chết, để lại con trẻ mồ côi, cha mẹ và dòng họ 2 bên đều khổ đau, chua xót.

Không chỉ ở Pleiku, trong cả nước ngày ngày nhan nhản trên báo chí tình trạng bạo lực gia đình: con giết cha, vợ hại chồng, mẹ đưa con nhỏ đi tự tử... Chỉ riêng Gia Lai, mới đi 2/3 chặng đường năm 2017 đã có 7 vụ người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau, gồm: 3 vụ chồng giết vợ, 2 vụ mẹ giết con, 1 vụ con giết cha, 1 vụ anh giết em.

 

Ảnh: N.G
Ảnh: N.G

Nguyên nhân nào khiến con người ngày càng thiếu kiềm chế, hung hăng, man rợ đến nỗi sát hại người thân không gớm tay? Đâm vợ đến 36 nhát dao, không đơn thuần là giận dỗi bộc phát nhất thời. Đây rõ ràng là trút giận và trút hận. Chứng tỏ mâu thuẫn vợ chồng âm ỉ kéo dài, chỉ chờ thời điểm bùng phát.

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều tác động bên ngoài. Thân phận mỗi người ngày càng trở nên nhỏ bé, mong manh và dễ sa ngã, đổ vỡ. Lùi lại chừng 30 năm trở về trước, trình trạng giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng sự giết hại lẫn nhau cực kỳ hãn hữu. Dưới thời phong kiến, đạo đức Nho gia đề cao trách nhiệm “tròn vai” mỗi người. Vua phải tròn trọng trách của vua, tôi làm tròn phận sự của tôi, cha lo trách nhiệm của cha, con có bổn phận của con. Quan hệ vợ chồng cũng vậy, “phu xướng, phụ tùy”. Mặt tích cực trong luân lý, trách nhiệm ấy là các mối quan hệ nền nếp, ổn định. Một phần quyền tự do cá nhân bị cắt xén để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.

Mà xét cho cùng, nói như đạo sư J. Krishnamurti, chúng ta chỉ có 2 khoảnh khắc tự do: tự do đầu tiên và cuối cùng. Khi đứa trẻ bắt đầu bú mớm, bắt đầu hòa nhập vào cuộc sống xã hội thì không còn tự do tuyệt đối nữa mà đã bị xã hội chi phối, lệ thuộc vào các quy ước, luân lý, đạo đức, pháp luật, thời đại. Con người ở trong thời đại, tôn giáo, xã hội nào thì bị chi phối bởi thời đại, tôn giáo, xã hội đó.

Ý thức được giới hạn của tự do cá nhân, hiểu biết trách nhiệm mỗi người trong các mối quan hệ từ vợ chồng, với cha mẹ, con cái, anh em, tổ tiên dòng họ, đến quan hệ trong tập thể, xã hội, đất nước... chúng ta mới suy nghĩ và hành động kiềm chế. Trở lại câu chuyện vợ chồng anh Nguyễn Tấn Thịnh, mâu thuẫn dồn nén, nếu trước khi xuống tay đâm vợ, anh chịu nghĩ, chịu trách nhiệm hơn trong các mối quan hệ, nhất là với đứa con 2 tuổi của mình, với người thân đã sinh thành, có lẽ Thịnh đã không hành động tàn bạo như vậy.

Sự bất hòa trong gia đình thì thời đại nào, gia đình nào cũng có. Song vì sao trước đây người ta hóa giải được mà giờ lại bùng phát dữ dội? Vì sao gia đình này xử lý ổn thỏa, êm đẹp, vợ chồng không sống được với nhau thì chia tay, mỗi người tự xây dựng cuộc sống mới; trong khi gia đình khác lại hành hạ, đọa đày, hãm hại nhau? Phương châm: “Chuyện lớn xem như nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có gì” sao không trở thành phương châm sống trong mỗi gia đình? Mỗi người nhường nhịn nhau một chút, bớt đề cao cái tôi cá nhân, cộng đồng trách nhiệm với người thân có lẽ bất hòa trong mỗi gia đình sẽ ít dẫn đến bi kịch thảm khốc.

Chúng ta đang ở trong thời đại pháp luật được đề cao. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết pháp luật của số đông người dân còn hạn chế. “Cái tôi” cá nhân được giải phóng, được bảo vệ, được cổ súy nhưng giới hạn “cái tôi” đến đâu thì không phải ai cũng nhận thức đầy đủ. Khoa học kỹ thuật phát triển, thế giới thu nhỏ trong chiếc điện thoại thông minh. Sự đua đòi, lòng đố kỵ, ganh ghét, so bì hay đam mê, quyến rũ, sa ngã... tất cả nằm trong lòng bàn tay. Mỗi người không ý thức vai trò của bản thân, trách nhiệm với gia đình và xã hội thì ranh giới mong manh giữa xây dựng và đổ vỡ, giữa vun đắp và hủy hoại chỉ đơn giản trong một cái like.

Từ một xã hội đề cao các giá trị luân thường đạo lý, cắt xén cái tôi, con người chỉ quanh quẩn trong lũy tre làng chuyển sang xã hội đề cao pháp luật, cái tôi được giải phóng, thế giới chỉ trong tầm tay, nếu mỗi gia đình không xây dựng được nền tảng văn hóa vững chắc, những rào cản cần thiết thì sự chuyển dịch văn hóa dễ gây rối loạn, chao lắc, chới với và gãy đổ bất kỳ lúc nào. Một khi xã hội đức trị bị băng hoại, niềm tin tâm linh không còn nhưng ý thức chấp hành pháp luật chưa ăn sâu vào gốc rễ xã hội thì con người bản năng dễ trỗi dậy và mất kiểm soát.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.
Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

(GLO)- Ngày 15-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các ban, ngành, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 14-12, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Hồng Phong-Phó tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Hưng-Giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Trần Trung Thành-Phó giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Huỳnh Minh Sở-Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.