Giai đoạn 2017-2021 Ia Pa thu tiền sử dụng đất và thuê đất rất thấp, gần 12 tỷ đồng.

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) Ngày 16-9, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc sử dụng kinh phí 10% trích từ nguồn tiền sử dụng đất và thuê đất để chi cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021 tại huyện Ia Pa.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Ia Pa. Ảnh Ngọc Sang
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Ia Pa. Ảnh Ngọc Sang

Giai đoạn 2017-2021, tổng thu tiền sử dụng đất và thuê đất trên địa bàn huyện Ia Pa gần 12 tỷ đồng. Tổng kinh phí 10% trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất là hơn 683 triệu đồng sau khi trừ 80% thu tiền sử dụng đất trên địa bàn các xã để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Chi phí đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ thường xuyên trên 4,7 tỷ đồng. Tổng diện tích cần đo đạc là 29.000 ha; trong đó, diện tích đã đo đạc là 21.000 ha.

Hàng năm, UBND huyện phân bổ kinh phí từ nguồn cân đối chi thường xuyên để thực hiện công tác đo đạc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công tác quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ, hiệu quả đúng theo quy định. Thực hiện quyết toán số thu và trích 10% nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất với Sở Tài chính. Tuy nhiên, nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên địa bàn huyện hàng năm rất thấp, trong khi phải thực hiện chi theo quy trình đầu tư nên dẫn đến việc bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ gặp khó khăn.

Tại buổi giám sát, lãnh đạo UBND huyện Ia Pa đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho huyện tổ chức đo đạc, do nhu cầu kinh phí lớn, ngoài khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Cho chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các diện tích đã đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 527/QĐ-UBND của UBND tỉnh...

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng đoàn giám sát-cho rằng: Kết quả thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2021 là rất thấp. Không đảm bảo nguồn chi, dẫn đến khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Thời gian tới, huyện Ia Pa cần hoàn thiện, thống nhất số liệu những diện tích đất sau khi đo đạc. Đồng thời, ghi nhận những kiến nghị của địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai. Trên cơ sở này, đoàn sẽ tổng hợp, đề xuất, kiến nghị các cấp xem xét, tháo gỡ.

NGỌC SANG

 

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.