Giấc mơ hiện đại hóa nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngành nông nghiệp Gia Lai đang cần điều gì? Ngoài nguồn vốn là yếu tố đầu tiên, phải kể đến thông tin về thị trường nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ, giống, đặc biệt là bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Có lẽ đã đến lúc nên tính đến các sản phẩm nông nghiệp đi vào các ngách thị trường quốc tế.
Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã bắt tay hợp tác, đánh dấu sự chuyển hướng đầu tư của một tập đoàn công nghiệp lớn Việt Nam sang lĩnh vực nông nghiệp.
Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã bắt tay hợp tác, đánh dấu sự chuyển hướng đầu tư của một tập đoàn công nghiệp lớn Việt Nam sang lĩnh vực nông nghiệp. (ảnh internet)
Ngày 8-8, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã bắt tay hợp tác, đánh dấu sự chuyển hướng đầu tư của một tập đoàn công nghiệp lớn Việt Nam sang lĩnh vực nông nghiệp. Trước đó, vào ngày 30-7, tại Đà Lạt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng đã chủ trì hội nghị thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp. Hội nghị này bàn thảo các vấn đề: chính sách khuyến khích dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận vốn; lấy doanh nghiệp là nòng cốt, nông dân là chủ thể và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao; hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; thúc đẩy phát triển các hợp tác xã tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp… Xa hơn, ngày 20-6-2018, tại hội nghị sơ kết hợp tác giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thủ tướng đã chỉ đạo 2 bộ và các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, phát huy ưu thế, phục vụ 3 mục tiêu hiện đại hóa lĩnh vực nông nghiệp gồm: hiện đại hóa bộ giống, hiện đại hóa công cụ canh tác, hiện đại hóa phương pháp chế biến và thiết bị bảo quản sau thu hoạch. 
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xuất hiện trong 3 sự kiện lớn liên quan đến phát triển nông nghiệp, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Chính phủ đến lĩnh vực hiện đang chiếm tỷ lệ lớn dân số Việt Nam tham gia, đồng thời cũng là ngành kinh tế có giá trị gia tăng thấp nhất hiện nay. Mặc dù trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông nghiệp của chúng ta không ngừng tăng trưởng, song thương hiệu và hiệu quả kinh tế chưa cao, chủ yếu xuất khẩu thô, chưa ngang tầm với tiềm lực sản xuất, có nguy cơ tụt hậu xa hơn với quốc tế và khu vực. Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ tính riêng sản phẩm cà phê, giá trị chúng ta làm ra khoảng 10-11 tỷ đô la, song người nông dân chỉ thu được 2 tỷ đô la, số tiền còn lại đều rơi vào các doanh nghiệp chế biến, phân phối ở nước ngoài. Những động thái trên cho thấy, chưa bao giờ giấc mơ hiện đại hóa ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó có Gia Lai, trở nên hiện thực, xán lạn hơn lúc này.
Gia Lai là tỉnh lớn thứ 2 trong nước, có quỹ đất nông-lâm nghiệp khá lớn, bao gồm nhiều loại đất, có những khu vực chuyên canh lớn rất phù hợp với phát triển nông nghiệp hiện đại. Chỉ sơ bộ một số loại cây trồng, Gia Lai có hơn 100.000 ha cao su, 80.000 ha cà phê, hơn 40.000 ha mía, 45.000 ha mì, đậu các loại... Thế nhưng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn quá thấp, hiệu quả kinh tế kém, lợi nhuận không đáng là bao. Nếu so với Lâm Đồng, ngành nông nghiệp có điều kiện địa lý tương đồng, song bình quân thu nhập trên mỗi héc ta đến nay đã gần 200 triệu đồng/năm thì thu nhập trên mỗi héc ta cây trồng/năm ở Gia Lai như cao su, mía, mì chỉ đạt 1/3. Như cây cao su, diện tích khá lớn nhưng doanh thu bình quân chỉ 50 triệu đồng/ha/năm. Cây mía và cây mì cũng chỉ giải quyết việc làm, giúp dân thoát nghèo, còn vươn lên làm giàu thì thật sự nan giải, chưa kể là giá cả bấp bênh, năm có lợi nhuận, năm chỉ hòa vốn hoặc thua lỗ. Đất đai lớn, nhưng lựa chọn loại cây trồng nào, canh tác ra sao cho hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh nhà vẫn rất lúng túng. Giải quyết dứt điểm vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, được giá mất mùa chưa có đáp án hiệu quả.
Nông nghiệp không còn gắn với nông dân chân lấm tay bùn mà cơ giới hóa, điều khiển tự động. (ảnh nguồn internet)
Nông nghiệp không còn gắn với nông dân chân lấm tay bùn mà cơ giới hóa, điều khiển tự động. (ảnh nguồn internet)
Trong thời đại công nghệ 4.0, một số địa phương trong nước và nhiều nước phát triển đã đầu tư mạnh mẽ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, tạo bước nhảy vọt về thu nhập, lợi nhuận, phương pháp canh tác. Nông nghiệp không còn gắn với nông dân chân lấm tay bùn mà cơ giới hóa, điều khiển tự động. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển không còn lệ thuộc tự nhiên mà theo ý chí con người, theo nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp nào, cá nhân nào tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ số, thị trường và phát huy được 3 đột phá trong nông nghiệp như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sẽ tạo lợi nhuận nhảy vọt. Đầu tư cho nông nghiệp còn giúp người nông dân cải thiện đời sống, thu nhập, đặc biệt là cải thiện môi trường sống ở nông thôn, miền núi; kéo giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Ngành nông nghiệp Gia Lai đang cần điều gì? Ngoài nguồn vốn là yếu tố đầu tiên, phải kể đến thông tin về thị trường nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ, giống, đặc biệt là bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Có lẽ đã đến lúc nên tính đến các sản phẩm nông nghiệp đi vào các ngách thị trường quốc tế. Đấy là những sản phẩm không cần diện tích lớn nhưng lại cho thu nhập cao, những loại cây trồng doanh thu hàng tỷ đồng/ha mỗi năm. Bà đỡ cho nông nghiệp là các nhà máy chế biến, các loại giống nổi trội, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, những thứ ngoài tầm tay của người nông dân Gia Lai. Những cái thiếu ấy rất cần sự vào cuộc của Nhà nước và doanh nghiệp.
Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Cục Địa chất Việt Nam. Ảnh: Lê Nam

Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai

(GLO)- Sáng 25-9, Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do đồng chí Trần Bình Trọng-Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
Thời gian qua, nhờ triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, tài nguyên rừng trên địa bàn lâm phần do ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê được quản lý tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai công bố một số thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm

(GLO)- Ngày 20-9, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 488/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm; 6 thủ tục hành chính mới và 4 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.