Giá xăng nguy cơ tăng 1.000 đồng/lít: Nỗi lo lắng của vị thứ trưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bày tỏ những quan ngại trước việc thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu có thể tăng kịch trần thời gian tới.
1 Nếu tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu sẽ chịu áp lực mạnh. Ảnh: L.Bằng
Nếu tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu sẽ chịu áp lực mạnh. 
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 ngày 9-7, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề cập đến việc Ủy ban thường vụ Quốc hội sắp xem xét việc tăng "kịch trần" thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.
Nếu đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường được thông qua, mỗi lít xăng sẽ tăng 1.000 đồng. Cho nên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị nếu tăng phải phải có lộ trình hết sức cụ thể “chứ không thể tăng một lúc 1.000 đồng/lít”. Bởi như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào các hoạt động của doanh nghiệp và người dân.
Tại Hội thảo về giá cả 6 tháng đầu năm do Viện Kinh tế tài chính tổ chức mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: “Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng buộc phải điều chỉnh giá xăng trong nước. Để hạn chế áp lực tăng giá xăng dầu, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam kiến nghị chưa áp thuế môi trường kịch trần đối với xăng dầu”.
Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ làm giá trong nước tăng, ảnh hưởng đến lạm phát. Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) đã tính toán: Nếu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu tăng thì sẽ tác động làm tăng CPI lên khoảng 0,27-0,29%.
Tại dự thảo Nghị quyết gửi lấy ý kiến đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít,...
Bộ Tài chính cho rằng: Do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do nên số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm.
Ngoài ra, theo giải thích của Bộ Tài chính, hiện giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đứng vị trí 47 từ thấp đến cao trong tổng số 167 quốc gia và thấp hơn 120 nước, với mức 19.980 đồng/lít.
Cụ thể, giá xăng Việt Nam thấp hơn Lào, Campuchia, Trung Quốc và thấp hơn một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN, châu Á như Singapore, Philippines, Hồng Kông.
Với phương án điều chỉnh trên, Bộ Tài chính dự kiến thu ngân sách dự kiến được 57,6 nghìn tỷ đồng, tăng thêm hơn 15,1 nghìn tỷ mỗi năm.
L.Bằng (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.