Gia Lai: Xóa "rào cản" công tác cán bộ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Công tác cán bộ nữ luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Gia Lai quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, cần có những giải pháp đột phá.
Bà Trần Thị Thu Hà-Phó Trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: Những năm qua, tỉnh ta đã làm tốt công tác cán bộ nữ, từ khâu tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch đến đề bạt, bổ nhiệm. Nhờ vậy, tỷ lệ nữ quy hoạch và tham gia cấp ủy ở các cấp đều đạt kế hoạch.
Hiện nay, có 251/1.164 người là nữ được quy hoạch vào Ban chấp hành Đảng bộ cấp huyện (đạt 21,56%); 17/98 người là nữ được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (đạt 17,35%). Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã bầu Ban Chấp hành gồm 53 đồng chí, trong đó có 8 cán bộ nữ (đạt 15,09%).
Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND tỉnh có 23/80 đại biểu nữ (đạt 28,75%); cấp huyện có 167/606 đại biểu nữ (đạt 27,56%); cấp xã có 1.595/5.985 đại biểu nữ (đạt 26,65%).
Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2019, cấp tỉnh có 20/24 cơ quan có từ 30% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ trở lên (đạt 83%); 9/20 cơ quan có từ 30% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ trở lên và có lãnh đạo chủ chốt là nữ (đạt 45%); cấp huyện có 17/17 đơn vị có từ 30% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ trở lên và có lãnh đạo chủ chốt là nữ (đạt 100%).
Tỉnh ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Ảnh: Đinh Yến
Tỉnh Gia Lai luôn quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Ảnh: Đinh Yến
Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ giữ các chức danh chủ chốt vẫn còn thấp. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, công tác cán bộ nữ của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Theo đó, một số cấp ủy quán triệt chưa sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chủ trương, chưa mạnh dạn bố trí cán bộ nữ giữ các chức danh lãnh đạo các cấp. Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thật sự chủ động, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ. Chưa mạnh dạn luân chuyển, bố trí sử dụng và cơ cấu cán bộ nữ vào cấp ủy các cấp. Cơ hội tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ nữ gặp nhiều hạn chế do khó khăn về mặt gia đình.
Bên cạnh đó, do yêu cầu công việc nên một số địa phương, đơn vị chưa chủ động bố trí thời gian để cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, một bộ phận cán bộ nữ còn thiếu chủ động đề xuất với các cấp lãnh đạo để tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong công tác quy hoạch, tạo nguồn, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc tạo nguồn cán bộ nữ cho đơn vị mình, chưa quan tâm đúng mức đến tỷ lệ cán bộ nữ. Khâu đánh giá cán bộ nữ khi đưa vào quy hoạch, nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch chưa được phát hiện, bồi dưỡng dài hơi mà chủ yếu dựa vào nguồn đang có.
Ông Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy Đak Đoa-cho biết: Trên thực tế, trong các khâu của công tác cán bộ nữ thì gần như chưa có quy định cụ thể ưu tiên cho cán bộ nữ. Đề cập vấn đề này, ông Trần Minh Sơn-Bí thư Huyện ủy Chư Păh-nêu quan điểm: Nữ giới nhiều khi cũng tự ràng buộc mình bởi thiên chức làm mẹ, làm vợ. Họ chỉ cần một công việc ổn định, còn lại dành thời gian chăm sóc gia đình.
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng: Xã hội hiện nay ít nhều vẫn còn quan niệm nam giới độc lập, mạnh mẽ, có năng lực; trong khi đó, phụ nữ còn lo việc sinh đẻ, chăm sóc gia đình, ít có thời gian cho công việc và khả năng xử lý tình huống công việc kém hiệu quả hơn nam giới.
Để góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: Sở là cơ quan thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh. Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai các giải pháp lồng ghép công tác bình đẳng giới vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, địa phương, nhất là lồng ghép giới vào các lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch trong nhóm các mục tiêu và chỉ tiêu thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
Cùng với đó, thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, bầu cử, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đảm bảo về số lượng, cơ cấu theo quy định. Thực hiện quy hoạch cán bộ nữ theo đúng hướng dẫn của Trung ương, quy hoạch cán bộ từng ngành, địa phương, mỗi chức danh quy hoạch 2-4 người, 1 người quy hoạch 2-3 chức danh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, trong đó chú trọng ưu tiên cán bộ, công chức, viên chức nữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt.
“Thực hiện tốt công tác cán bộ nữ, tiến tới thực hiện mục tiêu bình đẳng giới là nhiệm vụ cần thiết, lâu dài. Trong đó, giải pháp lâu dài là phải làm thay đổi nhận thức, xóa bỏ “rào cản” trong công tác này”-bà Rcom Sa Duyên nhấn mạnh. 
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải tặng quà cho cán bộ và Nhân dân bôn Rưng Ma Nhiu nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Vũ Chi

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bôn Rưng Ma Nhiu

(GLO)- Sáng 9-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Thị Tố Hải đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con bôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.