Gia Lai xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 20/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

 Quang cảnh lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh đối tượng 3, khóa 100. Ảnh: Huy Bắc
Quang cảnh lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh đối tượng 3, khóa 100. Ảnh: Huy Bắc

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch giao cho cơ quan thường trực Hội đồng GDQP&AN phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hoàn chỉnh báo cáo, thông báo kết luận, trình ký ban hành và báo cáo Hội đồng GDQP&AN Trung ương, Quân khu 5 đúng thời gian quy định. Hội đồng GDQP&AN cấp huyện, cấp xã khắc phục triệt để những hạn chế, tồn tại trong năm 2021. Các thành viên Hội đồng GDQP&AN của tỉnh cần tích cực, chủ động phát huy tinh thần, trách nhiệm, bám sát địa bàn phụ trách chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng GDQP&AN cấp dưới thực hiện nhiệm vụ công tác GDQP&AN năm 2022. Xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác quốc phòng, an ninh cùng như công tác GDQP&AN.

Hội đồng GDQP&AN các cấp xây dựng kế hoạch công tác GDQP&AN năm 2022, kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (KTQP&AN) cho các đối tượng, kế hoạch kiểm tra, kế hoạch bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng của năm sau trình Chủ tịch Hội đồng GDQP&AN và Chủ tịch UBND cùng cấp phê duyệt đúng thời gian quy định.

Hội đồng GDQP&AN các cấp chỉ đạo cơ quan thường trực rà soát, phân loại các đối tượng đã và chưa qua bồi dưỡng, đăng ký danh sách cán bộ đối tượng 2, 3, 4 tham gia bồi dưỡng KTQP&AN năm 2022. Cử cán bộ, các đối tượng tham gia bồi dưỡng đạt chỉ tiêu giao. Tổ chức bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng theo kế hoạch của Hội đồng GDQP&AN các cấp đạt chỉ tiêu.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt nội dung chương trình, giáo trình môn học GDQP&AN năm học 2022-2023 trong trường THPT. Trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp phải tổ chức học trực tuyến, các trường THPT phải có giải pháp dạy môn đặc thù này cho phù hợp.

Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN tỉnh kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương triển khai làm tốt công tác chuẩn bị phục vụ Hội đồng GDQP&AN Quân khu 5 kiểm tra đạt kết quả cao; Hội đồng GDQP&AN tỉnh kiểm tra Hội đồng GDQP&AN các huyện, thành phố và các sở, ngành của tỉnh theo Kế hoạch.

Hội đồng GDQP&AN các cấp của tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác GDQP&AN năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

 

KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.