Gia Lai: Xây dựng 222 công trình vui chơi cho trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính từ năm 2015 đến nay, các tổ chức Đoàn trong toàn tỉnh đã rà soát, vận động các nguồn lực xây dựng mới 222 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thiếu nhi với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.
 

 Tuổi trẻ huyện Ia Grai bàn giao khu vui chơi cho điểm trường Mầm non 20-10 (xã Ia Krai). Ảnh: Trần Dung
Huyện Đoàn Ia Grai bàn giao khu vui chơi cho điểm Trường Mầm non 20-10 (xã Ia Krai). Ảnh: Trần Dung

Giai đoạn 2015-2020, các tổ chức Đoàn đã triển khai xây mới 183 công trình vui chơi cho thiếu nhi tại 146 xã, phường, thị trấn với tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng. Trong đó, cấp tỉnh vận động xây dựng 6 điểm vui chơi tại các huyện: Krông Pa, Chư Prông và Đức Cơ với số tiền hơn 500 triệu đồng.

Tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, các tổ chức Đoàn-Đội trong toàn tỉnh đã vận động xây dựng được 37 điểm sinh hoạt, vui chơi với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng. Ngoài ra, cấp tỉnh vận động xây dựng 2 điểm vui chơi tại huyện Mang Yang và Chư Prông với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng.

Việc xây dựng các công trình vui chơi cho trẻ em là nội dung quan trọng được Tỉnh Đoàn Gia Lai triển khai thực hiện nghiêm túc, thể hiện sự quan tâm chăm lo cho các em thiếu niên, nhi đồng; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần phát triển kỹ năng, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

 

TRẦN DUNG
 

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null