Gia Lai: Triển khai phòng-chống dịch bệnh động vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 579/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2020, giao Sở Nông nghiệp và PTNT là đơn vị chủ quản triển khai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố là đơn vị thực hiện.
Nông dân chú trọng chăm sóc và phòng dịch bệnh cho đàn gia súc. Ảnh: L.T
Nông dân chú trọng chăm sóc và phòng dịch bệnh cho đàn gia súc. Ảnh: L.T
Theo đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn trâu, bò sẽ tiến hành 2 đợt (đợt 1 vào tháng 4 và 5-2019, đợt 2 vào tháng 9 và 10-2019). Số lượng trâu, bò tiêm vắc xin là 336.425 con với 672.850 liều/2 đợt. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò sẽ tiến hành 1 lần vào tháng 5 và 6-2020, tổng số lượng là 226.250 con với 226.250 liều. Đối với đàn heo, tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả tại các ổ dịch cũ, vùng trọng điểm chăn nuôi, vùng có nguy cơ phát dịch; tổng đàn heo được tiêm là 132.300 con với 132.300 liều vắc xin; thời gian tiêm 1 lần vào tháng 5 và 6-2020. Đối với đàn chó, tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại những khu vực có nguy cơ bệnh dại cao, sẽ tiến hành tiêm 1 lần trong tháng 2 và 3-2020, số lượng chó là 13.740 con với 13.740 liều vắc xin.
Đối với các loại động vật chưa được tiêm phòng theo chương trình của tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin và tiêm phòng. 
LƯƠNG THANH

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.