Gia Lai: Tổ chức Gala "Giọt hồng Cao nguyên"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nằm trong chuỗi hoạt động chương trình “Hành trình Đỏ-Kết nối dòng máu Việt”, chiều 1-7, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai đã tổ chức Gala “Giọt hồng Cao nguyên”. 

Các đại biểu và tình nguyện viên chụp hình lưu niệm tại Gala Giọt hồng Cao Nguyên. nh: Phan Lài
Các đại biểu và tình nguyện viên chụp hình lưu niệm tại Gala "Giọt hồng Cao nguyên". Ảnh: Phan Lài

Tham gia Gala có Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Phương Liên-Phó Giám đốc Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TP. Hồ Chí Minh, thành viên Ban tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương năm 2022.

Về phía tỉnh Gia Lai có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút; Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thái Bình; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hoàng Bình; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Dương Đình Diện-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang cùng 80 tình nguyện viên và hơn 400 đoàn viên, thanh niên.


Phát biểu tại chương trình Gala, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Dương Đình Diện-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cho biết: “Hành trình Đỏ-Kết nối dòng máu Việt” là chương trình vận động hiến máu tình nguyện xuyên Việt. Đây là năm thứ 7 tỉnh Gia Lai tổ chức các hoạt động trong chương trình Hành trình Đỏ. Trong 1 tháng qua, nhiều hoạt động hưởng ứng chương trình Hành trình Đỏ đã diễn ra tại TP. Pleiku và một số huyện, thị xã như: tuyên truyền các hoạt động của Hành trình Đỏ trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, khu vực đông dân cư về ý nghĩa của việc hiến máu cứu người.

Đến nay, Ban Chỉ đạo đã vận động nhiều người tham gia Ngày hội hiến máu “Giọt hồng Cao nguyên” tại TP. Pleiku với chỉ tiêu đạt tối thiểu 600 đơn vị máu an toàn tại ngày hội chính thức, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm máu. Thông qua chương trình Gala, Ban Chỉ đạo kêu gọi từng tập thể, cá nhân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo quản lý, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hãy đóng góp một phần công sức của mình dù nhỏ nhất trong phong trào hiến máu tình nguyện để cứu sống người bệnh.

Các tình nguyện viên diễu hành tuyên truyền về chương trình hiến máu tình nguyện trên các tuyến đường chính của TP. Pleiku. Ảnh: Phan Lài
Các tình nguyện viên diễu hành tuyên truyền về chương trình hiến máu tình nguyện trên các tuyến đường chính của TP. Pleiku. Ảnh: Phan Lài


Dịp này, Ban tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương đã tặng cờ lưu niệm Hành trình Đỏ và biểu trưng cho Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Gia Lai đã tặng 15 suất quà (500 ngàn đồng/suất) cho các bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh).

Đây là năm thứ 10 hành trình vận động hiến máu xuyên Việt được tổ chức với sự tham gia của 46 tỉnh, thành trong cả nước. Sau chương trình Gala, các tình nguyện viên đã diễu hành, tuyên truyền lưu động về chương trình hiến máu tình nguyện trên các tuyến đường chính của TP. Pleiku. 

 

PHAN LÀI

 

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.