Gia Lai thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nông nghiệp nhằm mục tiêu đến năm 2030 thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đạt khoảng 97,5 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông-lâm sản đạt 590 triệu USD.

Đến nay, toàn tỉnh có 346 sản phẩm OCOP, trong đó, 47 sản phẩm đạt 4 sao, 299 sản phẩm 3 sao của 166 chủ thể ở các địa phương. Hiện tại, 5 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Các sản phẩm OCOP mang thương hiệu “made in Gia Lai ” được người tiêu dùng đánh giá cao.

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Triển khai thực hiện Chương trình OCOP, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình đã đầu tư khai thác, chế biến các loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng như: cà phê, hồ tiêu, măng khô, bò một nắng, hạt mắc ca, gạo, dược liệu, mật ong, hạt điều, yến sào… Các sản phẩm này được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

nong-san-gia-lai-ngay-cang-khang-dinh-vi-the-tren-thi-truong-the-gioi-duoc-nguoi-tieu-dung-trong-va-ngoai-nuoc-ua-thich-anh-ha-duy.jpg
Nông sản Gia Lai ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thế giới, được người tiêu dùng ưa thích. Ảnh: H.D

Hiện toàn tỉnh có khoảng 255.668,4 ha cây trồng sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO, chiếm 43,1% trên tổng diện tích gieo trồng.

Bên cạnh đó, 3 doanh nghiệp và 3 hợp tác xã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, Mỹ (USDA), Hàn Quốc, Nhật Bản (JAS), châu Âu (EU). Nhiều hộ nông dân cũng đã tham gia chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Ngoài ra, toàn tỉnh đã được cấp 227 mã số vùng trồng xuất khẩu với tổng diện tích 9.668,7 ha và 38 mã số cơ sở đóng gói với tổng công suất đóng gói khoảng 1.550-1.700 tấn quả tươi/ngày, chủ yếu là sản phẩm trái cây xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ...

Cùng với đó, tỉnh cũng thu hút được 12 dự án đầu tư có vốn nước ngoài, trong đó, phần lớn dự án hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến.

Ông Vũ Mạnh Hùng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hùng Nhơn-chia sẻ: “Sau khi triển khai Dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai”, Tập đoàn Hùng Nhơn đã phát triển liên kết chuỗi cùng với De Heus (Hà Lan)-Bel Gà (Bỉ)-Olmix (Pháp) sản xuất khép kín tuần hoàn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh xuất khẩu.

Với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự án sẽ không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao mà còn đặt nền móng cho mô hình nông nghiệp kết hợp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng đến xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp toàn diện”.

nong-san-gia-lai-duoc-kiem-soat-chat-che-ve-chat-luong-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-de-tao-niem-tin-cho-nguoi-tieu-dung-anh-ha-duy.jpg
Nông sản Gia Lai được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ảnh: H.D

Theo bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương: Để nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế, Sở đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn về tình hình thị trường nước ngoài thông qua trang thông tin điện tử của Sở; hướng dẫn doanh nghiệp khai thác chuyên mục về cơ hội giao thương, cổng thông tin thị trường nước ngoài, danh sách các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công thương tổ chức hội thảo, tập huấn về các hiệp định thương mại tự do như: CPTPP, EVFTA, RCEP…

Nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2024, Sở Ngoại vụ đã tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức 2 đoàn công tác thực hiện chương trình quảng bá, kết nối tại Mỹ-Canada và Úc.

Trước đó là kết nối các doanh nghiệp cùng tham dự Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 13 tại tỉnh Attapeu (Lào); tham gia Diễn đàn Hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông Tây và Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và Hội chợ triển lãm Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan theo thư mời của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại TP. Pakse (tỉnh Champasak, Lào).

Sở Ngoại vụ cũng kết nối doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tham dự hội nghị gặp gỡ Indonesia năm 2024 tại tỉnh Khánh Hòa, tạo ra cơ hội kết nối và hợp tác, kinh doanh với các đối tác tiềm năng của Indonesia trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp.

Để tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 2909/KH-UBND. Trong đó, đề ra một số giải pháp như: tập trung xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Các doanh nghiệp được khuyến khích liên kết với nông dân để tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Mục tiêu đến năm 2030, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 97,5 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông-lâm sản đạt 590 triệu USD, thu hút vốn vay nước ngoài cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 1.720 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.