Gia Lai: Sống nghèo bên mỏ "vàng đen"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mấy năm qua, nông dân trồng hồ tiêu (“vàng đen”) tại Gia Lai luôn sống trong lo lắng bởi cây chết với diện tích lớn, rồi giá liên tục rớt. Mặc dù ngành chức năng tỉnh đưa ra nhiều biện pháp khắc phục, nhưng đến nay “bài toán” về cây hồ tiêu vẫn không có lời giải. Nhiều gia đình nông dân trồng tiêu “bỗng dưng” trở thành con nợ của ngân hàng, trong khi một số người thì bỏ quê đi làm ăn xa, trốn nợ; số ít bám trụ lại trồng tiêu thì... luôn tuôn trào nước mắt.
 
Người nông dân thẫn thờ bên trụ tiêu chết.
Những giọt nước mắt bên mỏ “vàng đen”
Gia Lai là một trong những tỉnh của khu vực Tây Nguyên có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất cả nước, điển hình là các huyện: Mang Yang, Chư Sê và huyện Chư Pưh. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây hàng nghìn héc ta hồ tiêu chết khô, trơ trụi là nỗi “ám ảnh” thường trực của người nông dân nơi đây. Trong khi giá hồ tiêu có thời điểm rớt chạm đáy, chỉ còn 42.000 đồng/kg.
Chúng tôi trở lại huyện Chư Pưh trong những ngày tháng 4/2019, đây là thời điểm thu hoạch hồ tiêu chính, nhưng dường như người nông dân chẳng mấy ai mặn mà, bởi giá tiêu chạm đáy, rồi tiêu chết hàng loạt.
Lần theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà bà Hồ Thị Sinh, trú tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh. Trước đây, bà Sinh là đại gia tầm cỡ ở địa phương này với 9 mẫu đất cắm hơn vạn trụ tiêu. Nhưng từ đầu năm 2016, kể từ khi cây tiêu chết dần chết mòn và giá xuống chạm đáy thì các con cháu của bà Sinh đều đi làm thuê để trốn nợ. Duy chỉ còn lại hai vợ chồng bà đã 80 tuổi ngày ngày đi vào làng đồng bào bán bún và đồ lặt vặt cho trẻ con để kiếm tiền nuôi nhau.
 
Bà Sinh “cựu đại gia hồ tiêu” bán đồ lặt vặt trong làng để kiếm sống qua ngày
Gặp chúng tôi, bà Sinh lau vội giọt nước mắt, tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi trồng tiêu thu nhập thuộc diện giàu có trong huyện. Từ năm 2016 giá tiêu liên tục giảm mạnh, tiêu chết gần hết nên vợ chồng tôi cố vay vốn ngân hàng về khắc phục nhưng đều chết hết, gia đình đành ôm một đống nợ ngân hàng. Tất cả con cháu bỏ nhà đi làm ăn xa để trả nợ, còn vợ chồng tôi hàng ngày vào trong làng bán mấy đồ lặt vặt nhằm kiếm ăn qua ngày”.
 
Còn tại huyện Mang Yang, nông dân trồng hồ tiêu cũng điêu đứng, sống lay lắt bên mỏ “vàng đen”.
Bà Ngô Thị Ba (41 tuổi, trú tại làng Groi, xã Kon Thụp) hiện đang là chủ của 2.300 trụ hồ tiêu đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Bà Ba buồn rầu nói: “Tôi trồng tiêu cả mấy năm nay chưa bao giờ thấy giá cả xuống đến mức như vậy, không biết lấy đâu ra tiền trả công cho người hái tiêu. Quan trọng hơn là không có khả năng để trả nợ ngân hàng… Trước Tết tôi đã thuê hết 13 triệu đồng tiền công rồi, ra Tết mỗi ngày thuê 12 công hái nữa. Từ mùng 10 Tết đến nay, mỗi công 160.000 đồng/ngày tính ra đâu phải ít tiền. Cũng may là công nhân họ thông cảm, hái hết vườn mới lấy tiền chứ kiểu trả luôn thì lấy tiền đâu ra…”.
Chuyện buồn của gia đình bà Sinh hay bà Ba, chỉ là một trong hàng nghìn hộ nông dân trồng tiêu khác. Họ đã và đang đối diện với những khó khăn mà… vẫn chưa có hồi kết.
Giải cứu nông dân hồ tiêu, câu hỏi chưa có lời giải
Liên quan đến việc giải cứu nông dân trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tại cuộc họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I/2019, ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Gia Lai cho biết: “Ngành ngân hàng cũng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ cho dân. Đơn cử như nếu người vay gặp khó khăn trong việc trả nợ, ngân hàng sẽ cơ cấu thời hạn nợ, trong đó có việc điều chỉnh thời hạn nợ, gia hạn thời hạn nợ. Bên cạnh đó là giải pháp giảm lãi suất hoặc miễn giảm lãi tiền vay cho người vay, hoặc ngân hàng cũng xem xét cho người dân vay lại để tái cơ cấu cây trồng… Vấn đề ở đây là hiện tại nhiều nông dân muốn khoanh nợ song ngành ngân hàng chỉ có thể cơ cấu lại, giãn nợ, gia hạn nợ, còn việc khoanh nợ thì chỉ khi dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Hồ tiêu chết hàng loạt, chỉ còn trơ lại trụ.
Khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì việc khoanh nợ sẽ diễn ra trong thời hạn 2 năm, lúc này người dân sẽ không phải trả lãi. Tuy nhiên, vấn đề mới lại phát sinh là trong 2 năm đó, ai sẽ trả lãi cho ngân hàng. Trước đây thì ngân sách Trung ương sẽ trả, nhưng theo quy định hiện nay thì cấp nào đề nghị khoanh nợ thì cấp đó phải xuất ngân sách để chi trả. Với lãi suất bình quân 10%/năm thì 2.200 tỷ đồng nợ xấu như trên sẽ có lãi suất là 220 tỉ đồng. Trong 2 năm, số lãi này sẽ thành khoảng 440 tỉ đồng, một số tiền rất lớn đối với ngân sách của tỉnh Gia Lai…”.
Theo thống kế của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai, tổng dư nợ mà người dân toàn tỉnh vay trồng tiêu là trên 4.300 tỉ đồng với hơn 26.000 hộ vay, trong đó có khoảng 2.200 tỉ đồng là nợ xấu.
Còn theo thống kê của UBND tỉnh Gia Lai tính đến thời điểm hiện tại cho thấy, trên địa bàn tỉnh có hơn 5.547ha hồ tiêu bị chết vì bệnh, dịch với 32.278 hộ có tiêu bị chết.
Bên cạnh đó, giá tiêu tụt giảm thê thảm khiến nhiều hộ dân vay tiền trồng loại nông sản này không có khả năng trả nợ ngân hàng, đã rời khỏi địa phương đi làm ăn xa để trốn nợ.
Khuất Nguyên (Thanh tra)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.