Gia Lai quan tâm đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của bà con DTTS ngày một nâng cao.

Đầu tư phát triển kinh tế

Huyện Kbang có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tỷ lệ người DTTS chiếm trên 49% dân số. Là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh, thời gian qua, huyện Kbang đã tập trung phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng để nâng cao đời sống cho bà con DTTS.

Ông Nguyễn Mạnh Cường-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Đến cuối năm 2023, Kbang có tỷ lệ che phủ rừng gần 70%, các đơn vị chủ rừng đã giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích trên 37.506 ha, tạo điều kiện cho cộng đồng, hộ DTTS sống gần rừng tham gia bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng. Diện tích rừng trồng trên 5.000 ha, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, đem lại giá trị kinh tế và môi trường trên địa bàn”.

Ngoài ra, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2022-2024, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kbang đã triển khai thực hiện 38 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo hình thức sinh kế cộng đồng cho 855 hộ gia đình.

Trong đó, có 379 hộ nghèo, 336 hộ cận nghèo, 6 hộ mới thoát nghèo và 132 hộ DTTS có hoàn cảnh khó khăn. Các dự án đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

nho-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-dau-tu-phat-trien-san-xuat-ong-ksor-phil-ben-traio-xa-nghia-hung-chu-pah-da-on-dinh-cuoc-song-xay-dung-nha-cua-khang-trang-hien-da.jpg
Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, gia đình ông Ksor Phil (bìa trái, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) đã ổn định cuộc sống, xây dựng nhà cửa khang trang. Ảnh: S.C

Nhờ được đầu tư đồng bộ, đúng trọng tâm, trọng điểm nên toàn tỉnh đã có 128 làng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 75 làng so với năm 2020. Để phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, việc lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên cũng là nội dung được quan tâm.

Chị Hà Thị Giang Thảo-Bí thư Tỉnh Đoàn-thông tin: “Nhằm hỗ trợ thanh niên DTTS trong quá trình lập thân, lập nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, truyền cảm hứng khởi nghiệp.

Đồng thời, kết nối nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp khả thi, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp”.

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV-2024 sẽ diễn ra vào ngày 9-11 tại TP. Pleiku. Với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu đại diện cho hơn 756 ngàn người DTTS thuộc 44 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên, nhất là thanh niên DTTS hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo”, “Sáng tạo trẻ”.

Đồng thời, phối hợp triển khai hiệu quả đề án “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2019-2022; kế hoạch triển khai chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đã hỗ trợ 122 dự án tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” cấp tỉnh, trong đó có 23 dự án đạt giải; 2 dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn cấp Trung ương, trong đó có dự án “Đan lát làng nghề thủ công” của chị Rơ Mah H’Dịu-Bí thư Đoàn xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ); tổ chức tuyên dương 11 gương thanh niên vùng DTTS khởi nghiệp tiêu biểu.

1.jpg
Gia đình chị Đinh Thị Khyenh (xã Lơ Ku, huyện Kbang) tạo việc làm, tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Minh Triều

Nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cũng đang triển khai 16/19 chương trình tín dụng chính sách có đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào DTTS, qua đó thúc đẩy tinh thần vượt khó, vươn lên thay đổi cuộc sống của bà con.

Ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh-cho hay: “Thông qua việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách, Chi nhánh luôn ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Nguồn vốn tín dụng được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, tạo động lực để bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”.

Giai đoạn 2019-2024, doanh số cho vay hộ đồng bào DTTS đạt 5.627,8 tỷ đồng với 150.243 lượt hộ vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 86.536 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trong đồng bào DTTS được vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Ngoài ra, tạo việc làm cho 8.005 lao động; tạo điều kiện cho 231 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 392 học sinh, sinh viên vay vốn học tập; xây dựng 1.599 căn nhà cho hộ nghèo và khoảng 52.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống chính trị

Gia Lai có 44 dân tộc anh em sinh sống với tổng dân số hơn 1,6 triệu người. Trong đó, đồng bào DTTS hơn 756 ngàn người, chiếm 46,26%. Những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc của tỉnh luôn gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ người DTTS trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh.

Ông Rơ Chăm La Ni-Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy-cho biết: “Việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là nhiệm vụ chính trị quan trọng được tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt và có trách nhiệm. Tỉnh đặc biệt chú trọng vào các lớp đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ để bổ sung cho hệ thống chính trị cơ sở”.

Tính đến ngày 30-6-2024, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS của tỉnh là 5.195/31.713 người (chiếm 16,38%); cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ chức danh lãnh đạo, quản lý là 105/842 người (chiếm 12,47%). Đội ngũ cán bộ người DTTS phát triển cả về số lượng, chất lượng, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 967 người uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, đội ngũ người có uy tín luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho hay: “Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, thời gian qua, cả hệ thống chính trị của huyện đã cùng vào cuộc, trong đó có sự đóng góp lớn của đội ngũ già làng, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi toàn diện vùng nông thôn, cải thiện cuộc sống của người dân và giảm nghèo.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các hội, đoàn thể cấp huyện, xã cùng cấp ủy, chính quyền, người có uy tín, lực lượng cốt cán thôn, làng đã phát huy tốt vai trò giám sát để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

lanh-dao-ban-dan-toc-tinh-chuc-mung-doi-thi-thi-xa-ayun-pa-dat-giai-nhat-hoi-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-linh-vuc-cong-tac-dan-toc.jpg
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh chúc mừng Đội thi thị xã Ayun Pa đạt giải Nhất Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc. Ảnh: S.C

Trao đổi với P.V, ông Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh-thông tin: “Nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong tình hình mới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các chương trình, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS so với vùng có điều kiện thuận lợi.

Tuyên truyền, vận động bà con các DTTS giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.