Gia Lai: Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vào dịp cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 4121/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vào dịp cuối năm.

 Người chăn nuôi gia cầm cần chủ động các biện pháp phòng dịch cúm cuối năm. Ảnh: T.N
Người chăn nuôi gia cầm cần chủ động các biện pháp phòng dịch cúm cuối năm. Ảnh: T.N

Trong đó, những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục triển khai tiêm phòng lở mồm long móng đợt 2-2017 theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin về vi rút lở mồm long móng đang có trên địa bàn và đánh giá nguy cơ lây nhiễm các type vi rút từ địa phương khác vào tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; triển khai tốt việc kiểm soát tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, nghiêm cấm nhập gia súc gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm chưa qua kiểm dịch vào tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Căn cứ khuyến cáo của Cục Thú y về sử dụng về sử dụng vắc xin để tham mưu, đề xuất về chủng loại vắc xin tiêm phòng năm 2018 phù hợp, hiệu quả. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên triển khai công tác tiêu độc khử trùng môi trường trong chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm  và công tác phòng chống dịch về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Thú y, Công an, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra việc mua bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, nhất là những khu vực có ổ dịch cũ và nơi có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh. Khi có dịch xảy ra, phải thực hiện ngay các biện pháp phòng-chống dịch theo quy định, không để lây lan diện rộng. Chủ động bố trí kinh phí dự phòng từ ngân sách địa phương sẵn sàng chống dịch khi xảy ra, kịp thời báo cáo tình hình cho Sở Nông nghiệp và PTNT. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng phương án và bố trí kinh phí phòng chống dịch tại địa phương trong năm 2018. Thường xuyên tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi nơi có ổ dịch cũ, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm. Chỉ đạo các cấp các ngành kêu gọi sự chung tay của các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.