Gia Lai: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu vệ sinh và nước sạch nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 19-10, Ban Điều hành Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết chương trình công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch đến cuối năm 2021. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND huyện và Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Prông, Phú Thiện, Đức Cơ, Chư Păh, Ia Grai và thị xã An Khê.
Gia Lai là một trong 21 tỉnh được thụ hưởng Chương trình vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, do chương trình chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm nên được phê duyệt kéo dài đến năm 2022, thực hiện tại các xã nông thôn trên địa bàn tỉnh. Chương trình gồm 3 hợp phần: cấp nước nông thôn (cấp nước cho cộng đồng dân cư, cấp nước và vệ sinh cho các trường học); vệ sinh nông thôn (hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, xây dựng công trình cấp nước và nhà vệ sinh trạm y tế xã); nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá chương trình (nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi; quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình; kiểm đếm kết quả).
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Phương
Thực hiện chương trình, năm 2020, kết quả kiểm đếm công trình công cộng tại 40 trường học và 12 trạm y tế ở các xã: Thăng Hưng, Ia Phìn (huyện Chư Prông); Đak Djrăng (huyện Mang Yang); Ia Kla (huyện Đức Cơ); Song An, Thành An (thị xã An Khê); Nghĩa An, xã Đông (huyện Kbang); Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh); Tân An (huyện Đak Pơ), Ia Hrú (huyện Chư Pưh) đều đạt tiêu chí hợp vệ sinh 100%; nhà tiêu và điểm rửa tay hợp lệ.
Tiếp đến, năm 2021, chương trình được thực hiện tại 5 xã được công nhận vệ sinh toàn xã với các tiêu chí: 70% hộ gia đình có nhà tiêu cải thiện, 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có xà phòng hoặc sản phẩm thay thế xà phòng, tất cả trường học, trạm y tế của 5 xã có công trình cấp nước đạt tiêu chuẩn và có điểm rửa tay hoạt động.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh-nhấn mạnh: Đây là chương trình có ý nghĩa, đảm bảo vấn đề vệ sinh, sử dụng nước sạch đối với người dân vùng nông thôn và các trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh. Để nâng cao hiệu quả chương trình, các đơn vị liên quan cần chủ động phối hợp với các huyện, thị xã trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước, vệ sinh với sức khỏe và sự phát triển xã hội. Đồng thời, các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các hợp phần, phấn đấu đến hết năm 2021 cơ bản hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null