Gia Lai: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,11% vào cuối năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Đó là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra tại Kế hoạch số 3456/KH-UBND của UBND tỉnh ban hành ngày 8-12-2023 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tập trung nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2022-2025 theo Nghị quyết số 24/2021/NQ ngày 28-7-2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 47- KH/TU ngày 21-10-2021 của Tỉnh ủy.

Gia Lai triển khai nhiều giải pháp để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Hà Duy
Gia Lai triển khai nhiều giải pháp để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Hà Duy

Theo đó, một số chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra tại Kế hoạch, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025) còn 6,11% vào cuối năm 2024; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025) ở mức 2%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%; tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Kông Chro giảm 5,5%; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Một số giải pháp quan trọng cũng được đề ra tại Kế hoạch, tập trung vào các nội dung: các sở, ngành có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) được phân công phụ trách xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững 2024 đúng quy định; xác định công tác giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành và địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trên cơ sở các chỉ tiêu giảm nghèo được giao, khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững năm 2024 của địa phương trong quý I năm 2024; giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo và chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng xã, phường, thị trấn làm cơ sở để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.