Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Quy định mới này không chỉ đem lại lợi ích cho công tác quản lý thuế mà còn giúp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh online.

Chống thất thu thuế trong kinh doanh online

Theo Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung, đối với hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nền tảng số thì tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch TMĐT, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay, thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.

nhieu-vu-vi-pham-trong-livestream-ban-hang-da-duoc-nganh-chuc-nang-kip-thoi-xu-ly-anh-dvcc.jpg
Nhiều vụ vi phạm trong livestream bán hàng đã được ngành chức năng kịp thời xử lý.
Ảnh: ĐVCC

Việc yêu cầu các sàn TMĐT khấu trừ thuế của người bán sẽ giúp đảm bảo thuế được thu đầy đủ và kịp thời. Điều này giảm thiểu khả năng gian lận thuế từ phía người bán, vì số thuế sẽ được trừ ngay trước khi họ nhận được khoản thanh toán. Đồng thời, cơ quan Thuế có thể dễ dàng theo dõi doanh thu từ các sàn TMĐT thông qua báo cáo tự động từ sàn để nắm bắt được quy mô và doanh thu thực tế. Bên cạnh đó, với quy trình khấu trừ thì rủi ro gian lận thuế sẽ giảm đi đáng kể, giúp cơ quan thuế tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm, tăng cường tính minh bạch trong thu thuế. Việc khấu trừ thuế cũng giảm thiểu tình trạng lợi dụng nền tảng TMĐT để buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Ông Trần Quang Thành-Phó Cục trưởng Cục Thuế Gia Lai cho biết: Trước đây, cơ quan Thuế phải mời các cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn TMĐT thực hiện kê khai, kể từ 1-4-2025, các sàn phải có trách nhiệm làm việc này. Nếu các sàn không khấu trừ sẽ xử lý trách nhiệm với sàn đó. Đồng thời, theo Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, tất cả các trường hợp cá nhân phải đăng ký xác thực bằng tài khoản, số điện thoại di động hoặc định danh cá nhân. Do vậy, đối với việc kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội mà không có chức năng thanh toán, Cục Thuế sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, đề nghị các ngân hàng cung cấp thông tin giao dịch thanh toán, để từ đó xác định số đối tượng và số doanh thu nhằm kiểm soát hoạt động này ngày một tốt hơn.

img-6702.jpg
Hàng hóa vi phạm bị tịch thu để đưa đi tiêu hủy. Ảnh: Vũ Thảo

Theo ông Thành, hiện nay ngành Thuế đã áp dụng trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu mới, thông tin chính thống được chia sẻ từ các bộ, ngành liên quan và Tổng Cục Thuế để quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế và phương pháp mới để quản lý hoạt động TMĐT. Sử dụng trí tuệ nhân tạo thực hiện quét trên các sàn TMĐT sẽ tự khai thác và lấy dữ liệu, thay vì các sàn TMĐT cung cấp như trước đây.

Chống hàng giả trên nền tảng kinh doanh online

TMĐT có sự tham gia đa dạng của chủ thể, đối tượng tương tác, các nền tảng điện tử, trang cá nhân, biên độ, phạm vi tác động rộng với độ phức tạp, linh hoạt đang gây nên nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra và xử lý 58 vụ vi phạm trong lĩnh vực TMĐT; xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu như không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; buôn bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet với đa dạng các mặt hàng; không thông báo website TMĐT bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng; công bố không đầy đủ trên website TMĐT bán hàng thông tin về hàng hoá...

Tính đến ngày 15-2, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 213 thương nhân, 6 tổ chức, 84 cá nhân đã đăng ký website TMĐT/ứng dụng TMĐT/cung cấp dịch vụ TMĐT với Bộ Công thương tại địa chỉ: www.online.gov.vn. Trong đó, đã có 113 website TMĐT bán hàng, 3 website cung cấp dịch vụ TMĐT, 2 ứng dụng TMĐT bán hàng đã được Bộ Công thương xác nhận website đã đăng ký/thông báo thành công.

Ông Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thông tin: Khi có thông tin về hoạt động TMĐT, nhất là mua bán nền tảng mạng xã hội, đơn vị đều tiến hành kiểm tra đột xuất và hầu hết là phát hiện vi phạm. Nổi lên gần đây là người bán thường sử dụng nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok để chạy quảng cáo và livestream bán hàng. Đặc điểm của bán hàng trên mạng phổ biến là người bán không đăng ký kinh doanh, không mở các cửa hàng truyền thống mà sẽ thuê hoặc có kho để nhập hàng về và livestream bán, không đăng ký thuế, bán hàng không có hóa đơn chứng từ… Bên cạnh việc xử lý vi phạm về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, buôn bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì đơn vị cũng đã xử lý vi phạm liên quan đến hành vi không thông báo website TMĐT bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.

anh-chup-man-hinh-2025-02-13-luc-174318-2.jpg
Việc có dấu xác thực từ Bộ Công thương là sự khẳng định về những thông tin mà doanh nghiệp, cá nhân cung cấp đã qua kiểm duyệt. Ảnh: V.T

"Thời gian tới, Tổ TMĐT của Cục tiến hành các biện pháp ẩn danh thâm nhập các hội nhóm để theo dõi, tìm kiếm, giám sát các mô hình, hoạt động kinh doanh trên Internet. Qua đó, thu thập, xác minh thông tin các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng TMĐT kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cục Quản lý thị trường cũng tăng cường phối hợp với Công an, Thuế, ngân hàng, đơn vị chuyển phát, đơn vị dịch vụ đường truyền… trong xác minh thông tin, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến”-ông Hà cho biết thêm.

Thực tế lâu nay, việc kiểm soát dòng tiền của người kinh doanh đã gây ra khó khăn cho công tác quản lý, khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, người bán trên nền tảng mạng xã hội thường không đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định… Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tất cả các trường hợp cá nhân phải đăng ký xác thực bằng tài khoản, số điện thoại di động hoặc định danh cá nhân thì sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, từ đó từng bước hạn chế những vi phạm trong kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.