Gia Lai: Nhà vườn lo lắng hoa Tết khó tiêu thụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều nhà vườn ở Gia Lai trồng cúc chậu chưng Tết đang lo lắng khi chỉ hơn 3 tuần nữa là đến Tết Tân Sửu nhưng vẫn chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng như các năm trước.

Vắng khách mua

Những ngày này, từ tờ mờ sáng đến tối muộn, mẹ con bà Trần Thị Thắm (tổ 3, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) luôn làm việc tại vườn cúc Tết. “Năm nay, hoa cúc chậu rất đẹp, cây nào cây nấy đều bụ bẫm. Vậy mà vắng người mua”-bà Thắm cho hay.

Năm nay, gia đình bà Trần Thị Thắm (tổ 3, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) ưu tiên trồng các loại cúc chậu cỡ trung và đại. Ảnh: Lê Hòa
Năm nay, gia đình bà Trần Thị Thắm (tổ 3, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) ưu tiên trồng các loại cúc chậu cỡ trung và đại. Ảnh: Lê Hòa


Vụ cúc Tết này, gia đình bà Thắm trồng 800 chậu cúc pha lê. “Các năm trước, cứ đến rằm tháng 11 Âm lịch là tôi bán hết cúc chậu. Khách đến sau không có để mua. Giờ hết tháng 11 Âm lịch mà chỉ có vài người đến hỏi mua. Nhà tôi có lượng khách sỉ quen qua nhiều năm nhưng đến giờ cũng mới bán được khoảng 500 chậu. Khách mới đến đặt vấn đề thôi, không mạnh dạn cọc tiền như các năm trước. Họ lo năm nay kinh tế khó khăn, dân mua hoa chưng Tết không nhiều”-bà Thắm băn khoăn. Tuy vậy, so với nhiều nhà vườn khác, bà Thắm đã bán được nhiều hơn.

Bà Đoàn Thị Thao (tổ 3, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho hay: “Gia đình tôi mới chỉ bán được tầm 200 chậu, chưa được 1/3 số chậu trong vườn, trong khi đầu vụ đã chủ động cắt giảm hơn 200 chậu so với vụ trước. Thấy sức mua yếu, nhà vườn chủ động cắt giảm khoảng 10% giá sỉ để hỗ trợ bên mua”. Tương tự, bà Nguyễn Thị Hiệp (cùng ở tổ 3) cũng lo lắng: Gia đình tôi mới bán được 320/900 chậu cúc Tết. Tầm này mọi năm, thương lái đã đến đặt mua hết.

Tại thị xã An Khê, thời tiết diễn biến khá bất lợi cho cây hoa cúc. Chị Nguyễn Thị Hồng Lạc (tổ 8, phường An Phú) cho biết: Chuẩn bị cho mùa hoa Tết năm nay, gia đình chị trồng 350 chậu cúc. Mưa rét kéo dài khiến cây chậm phát triển, nấm bệnh liên miên buộc nhà vườn phải tăng liều lượng và số lần phun thuốc để có được những chậu nở đúng dịp Tết. Do đó, chi phí đầu tư tăng 20-30% so với năm trước.

“Tầm này năm ngoái đã có một số thương lái đến đặt cọc, giá sỉ nhà vườn 170-280 ngàn đồng/chậu tùy lớn nhỏ. Năm nay, họ chỉ đến xem và đặt vấn đề qua loa chứ chưa đặt hàng. Hy vọng vài ngày tới, tình hình khả quan hơn”-chị Lạc nói.

Chị Nguyễn Thị Hồng Lạc (tổ 8, phường An Phú, thị xã An Khê) vừa chăm sóc vườn hoa vừa hy vọng những ngày giáp Tết tình hình mua bán khả quan hơn- Ảnh Ngọc Minh
Chị Nguyễn Thị Hồng Lạc (tổ 8, phường An Phú, thị xã An Khê) vừa chăm sóc vườn hoa, vừa hy vọng những ngày giáp Tết tình hình mua bán khả quan hơn. Ảnh: Ngọc Minh


Tương tự, ông Trần Trí Tâm (tổ 3, phường Ngô Mây) cũng đang tích cực chăm sóc 900 chậu cúc pha lê và 100 chậu cúc đại đóa. “Nếu như đầu tháng Chạp năm trước, tôi đã bỏ sỉ gần hết thì năm nay lác đác mấy mối quen đến xem nhưng chưa đặt cọc tiền. Tôi đã chủ động liên hệ với những mối quen để bán hàng nhưng chưa thấy hồi đáp”-ông Tâm không giấu được nỗi lo lắng.

Tìm hướng tiêu thụ

Thông thường, tầm giữa tháng 11 Âm lịch thì các nhà vườn đã bán hết hoa, chỉ chăm lo tưới tắm đến tầm 20 tháng Chạp để bàn giao cho thương lái. “Năm nay, tôi đã đầu hơn 70 triệu đồng tiền vốn, chưa kể công cán của cả gia đình hơn nửa năm trời chăm sóc. Chúng tôi cũng đã tính đến phương án rao bán trên mạng hoặc cần thì đưa ra chợ hoa Xuân bày bán nếu không đổ sỉ hết tại vườn. Nhưng như vậy vất vả lắm”-bà Thắm nói.

Thời tiết bất lợi cộng thêm những ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người trồng hoa ở thị xã An Khê thêm lo lắng-Ảnh Ngọc Minh.jpg
Thời tiết bất lợi cộng thêm những ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người trồng hoa ở thị xã An Khê thêm lo lắng. Ảnh: Ngọc Minh


Còn với hộ ông Tâm, năm ngoái, gia đình trồng 500 chậu cúc, lợi nhuận thu về trên 40 triệu đồng. Vụ hoa Tết năm nay, ông mạnh dạn tăng gấp đôi số lượng, lại gặp thời tiết không thuận nên chi phí đầu tư vào vườn cúc đến giờ đã hơn 100 triệu đồng. “Tình hình này khiến tôi rất lo”-ông Tâm buồn bã nói.

Ông Đỗ Văn Hùng-Chủ nhiệm Nông hội hoa, cây cảnh An Khê-cho biết: Năm nay, các nhà vườn trên địa bàn thị xã trồng khoảng 50.000 chậu cúc, chủ yếu là cúc đại đóa và pha lê. “Vào thời điểm này năm ngoái đã có nhiều thương lái đến đặt hàng. Năm nay, bà con mới chỉ bán được số ít cho một vài mối quen. Thời tiết bất lợi có thể sẽ khiến cây hoa không đẹp bằng những năm trước, lại gặp khó khăn do dịch Covid-19 nên dự báo giá cả sẽ giảm khoảng 20%, trong khi chi phí đầu tư của nhà vườn lại tăng cao hơn”-ông Hùng nói.

Bà Ngô Thị Hải Xuân-Chủ tịch Hội Nông dân phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) cho hay: Chúng tôi dự kiến triển khai một số phương án hỗ trợ bà con nông dân như: đăng tin tìm mối tiêu thụ, kêu gọi người dân mua hoa Tết trên các trang thông tin của Hội…

 

 LÊ HÒA-NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.