Gia Lai: Lão nông có biệt tài "ép" 1.000 cây nhãn ra trái quanh năm, có chùm nặng 8kg

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) có thu nhập khủng từ 500 - 700 triệu đồng từ 1.000 gốc nhãn cho trái quanh năm.
Ông Lãm cho biết, cách đây gần 10 năm, gia đình ông liều đi vay 1 tỷ đồng trồng hồ tiêu và cũng lâm cảnh khốn khó từ đó. Hồ tiêu dịch bệnh và rớt giá không phanh khiến nợ nần chồng chất, ông phải bán mấy vườn cà phê để trả nợ ngân hàng. 
"Sau thất bại, tôi mới nghiền ngẫm và quyết chọn cây nhãn để làm lại từ đầu. Tôi quê gốc ở Hải Dương, cách đây 20 năm đã trồng nhãn rồi nên rất tự tin. Đặc biệt cây nhãn trồng trên đất bazan nơi đây rất hợp, ra trái trĩu cành, vừa ngọt, vừa thơm. Tôi ép cây nhãn ra trái quanh năm, thu hoạch được đều bán tươi ngay tại vườn" - ông Lãm nói.
Vườn nhãn trái vụ trên đất bazan của ông Lãm. L.K
Vườn nhãn trái vụ trên đất bazan của ông Lãm. L.K
Đưa chúng tôi tham quan vườn, ông Lãm chia sẻ: "Đây vốn là vườn hồ tiêu 1ha của tôi, thời gian qua giá hồ tiêu liên tục giảm thấp, lại nghe nhiều chuyên gia nhận định giá hồ tiêu sẽ rớt xuống còn 2 USD/kg thôi, do vậy tôi định phá tiêu để trồng nhãn. Mỗi trụ tiêu đã nhổ, tôi trồng một cây nhãn để tận dụng tối đa diện tích, khi nhãn giao tán với nhau thì tỉa bớt những cây yếu, không gây ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được lắp đến tận nơi".
Điều đặc biệt, cả vườn nhãn của ông Lãm ra trái quanh năm chứ không theo mùa vụ. Ông Lãm tiết lộ, trước đây người ta dùng phương pháp tiện (gọt quanh thân cây) để ép ra hoa trái vụ, bây giờ không cần nữa. Trung bình, mỗi cây đạt 40kg quả, cây nhiều lên 80kg... Nhãn tạo chùm lớn, có chùm nặng tới 8kg.
Ông Lãm cho biết, trung bình mỗi ngày ông thu nhập từ bán nhãn khoảng 1 - 2 triệu đồng, ngày cao điểm 14 - 15 triệu đồng. Ngoài ra ông còn trồng xen cây đinh lăng cũng cho thu nhập khá, năm 2019 bán gốc đinh lăng được 200 triệu đồng. 
"Thời gian qua, có rất nhiều nông dân đến tham quan mô hình trồng nhãn trái vụ của gia đình, tôi đều tận tình hướng dẫn, không giấu giếm gì. Chỗ đơn giản thì nói qua điện thoại, những ca khó tôi phải đến tận vườn của bà con để hướng dẫn" - ông Lãm chia sẻ.
Lê Kiến (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.