Gia Lai: Khó khăn bủa vây hợp tác xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù luôn được các cấp, các ngành tỉnh Gia Lai quan tâm hỗ trợ song khó khăn vẫn bủa vây nhiều hợp tác xã (HTX), nhất là trong tiếp cận nguồn vốn, nguồn nhân lực và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Nỗ lực phát triển

Toàn tỉnh hiện có 457 HTX, trong đó, 368 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 13 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 39 HTX hoạt động trong lĩnh vực giao thông-vận tải, 11 HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, 20 HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại và 6 quỹ tín dụng nhân dân.

Tổng số vốn điều lệ theo giấy phép đăng ký kinh doanh của các HTX trên địa bàn là 933,724 tỷ đồng; doanh thu ước đạt 136,163 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 1,955 tỷ đồng. Tổng số thành viên HTX là 19.086 người và giải quyết việc làm cho 1.887 lao động tại địa phương.

Các sản phẩm OCOP của Gia Lai được trưng bày, quảng bá tại các sự kiện lớn của tỉnh nhằm tăng cơ hội tiếp cận với đa dạng khách hàng. Ảnh: Hà Duy

Các sản phẩm OCOP của Gia Lai được trưng bày, quảng bá tại các sự kiện lớn của tỉnh nhằm tăng cơ hội tiếp cận với đa dạng khách hàng. Ảnh: Hà Duy

Trên địa bàn tỉnh hiện có 95 HTX tham gia chuỗi liên kết sản xuất các loại cây trồng. Thông qua hoạt động liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các HTX đã thể hiện được vai trò cầu nối, tạo điều kiện cho các thành viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động, tạo được niềm tin cho thành viên.

Ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh-cho biết: “Những năm gần đây, các HTX đã hướng dẫn hộ thành viên trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao và đang dần tiếp cận ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như: tưới nhỏ giọt trên cây trồng, hệ thống phun tưới tự động cho vườn cây ăn quả, trồng cây trong nhà lưới kết hợp tưới phun sương, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ… Một số HTX đã chú trọng đến sản xuất có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc nhằm cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn ra thị trường”.

Đến nay, toàn tỉnh có 54 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; 6 HTX được cấp mã số vùng trồng; 133 sản phẩm của 40 HTX được chứng nhận OCOP (trong đó có 11 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao); 47 HTX đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ và 7 HTX triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Tuy có những chuyển biến tích cực nhưng nhiều HTX vẫn còn rất khó khăn trong hoạt động. Ông Nguyễn Mậu Phong cho hay: “Hiện nay, hoạt động của các HTX còn thiếu liên kết bền vững, trao đổi kinh nghiệm, học tập mô hình với nhau. Đội ngũ cán bộ quản lý của các HTX đa phần trình độ chuyên môn, năng lực quản lý hạn chế, chưa được đào tạo bài bản dẫn đến hiệu quả quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao.

Bên cạnh đó, phương thức hoạt động kinh doanh của HTX chưa phù hợp và chưa theo kịp với sự phát triển chung của thị trường; xây dựng thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa đủ mạnh để cạnh tranh”.

Nhiều HTX đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: H.D

Nhiều HTX đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: H.D

Ông Đào Duy Quỳnh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Cao Nguyên (huyện Ia Grai) thông tin: “Hợp tác xã đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm sầu riêng. Chúng tôi đã xây dựng được 2 mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm sầu riêng từ năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đối tác bao tiêu sản phẩm cho bà con. Một khó khăn nữa là chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay”.

Liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn vay, ông Trương Đức Huy-Giám đốc HTX Nông nghiệp Vạn Phát Chư Ngọc (huyện Krông Pa) cho hay: “Hợp tác xã chuyên trồng cây lấy củ, trồng mía, mua bán phân bón, vật tư nông nghiệp... Chúng tôi cũng đang thử nghiệm mô hình trồng mì phủ bạt và tưới nước nhỏ giọt để bà con học tập, làm theo.

Trong quá trình hoạt động, HTX không có tài sản nên không thể vay vốn ngân hàng. Hợp tác xã cũng chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, HTX đang có nhu cầu quỹ đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hoạt động như trạm thu mua nông sản, kho chứa nông sản, thực hiện cánh đồng mẫu lớn để trồng mía, trồng mì, đưa cơ giới vào sản xuất nhưng thiếu vốn nên chưa thể thực hiện”.

Trong 7 tháng năm 2024, toàn tỉnh có 75 HTX ngưng hoạt động (tăng 8 HTX so với cuối năm 2023); 16 HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX 2012 (giảm 3 HTX so với cuối năm 2023); 8 HTX giải thể; có 26 HTX thành lập mới, đạt 96,3% so với Nghị quyết Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh đề ra.

Đề cập vấn đề tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt cho bà con nông dân, ông Nguyễn Chí Nguyên-Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (huyện Ia Grai) cho hay: “Các thành viên HTX chủ yếu trồng sầu riêng và chôm chôm. Hiện thị trường sầu riêng đang phát triển mạnh, đầu ra tương đối tốt nhưng chất lượng quả sầu riêng không được đồng đều do mỗi hộ áp dụng quy trình trồng, chăm sóc riêng.

Còn đối với sản phẩm chôm chôm, hiện quy trình sản xuất chưa có. Dù huyện đã tổ chức hướng dẫn trồng và chăm sóc cây chôm chôm nhưng HTX mong có quy trình hướng dẫn chung, đầy đủ và hiệu quả theo tiêu chuẩn để sản phẩm có thể đưa vào hệ thống siêu thị cũng như hệ thống buôn bán lớn”.

Liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, ông Nguyễn Tuấn Duy-Giám đốc HTX Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng (huyện Đức Cơ) cho hay: “Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, HTX đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị với các hộ thành viên và người dân trên địa bàn huyện Đức Cơ, quy mô diện tích là 410 ha với 455 hộ tham gia.

Ngoài những khó khăn như vốn, quỹ đất thì chúng tôi rất cần nhân lực chất lượng cao. Nhà nước có chính sách đưa trí thức về các HTX, nhưng hết thời gian quy định thì những cán bộ này lại chuyển làm việc khác khiến các HTX thiếu đi nguồn cán bộ có trình độ cao”.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.