Gia Lai hướng đến nền kinh tế "xanh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Với mục tiêu hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, thu hút đầu tư có chọn lọc, không đánh đổi môi trường nên những dự án gây ảnh hưởng đến môi trường, tỉnh tuyệt đối không nhận dù dự án có mức đầu tư lớn hay mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Điển hình là mới đây, tỉnh đã từ chối một dự án liên quan đến chế biến sản phẩm từ phế liệu. Bên cạnh đó, những dự án thủy điện mới đều không được phê duyệt. Thay vào đó, tỉnh đang rất quan tâm đến lĩnh vực năng lượng mặt trời”-ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
Phát triển ngành, lĩnh vực mũi nhọn
Gia Lai đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên về diện tích đất sản xuất nông nghiệp với trên 500.000 ha cây trồng các loại. Trong đó, diện tích cao su trên 100.000 ha, hồ tiêu gần 17.000 ha, cà phê hơn 94.000 ha, điều 17.000 ha… Vì thế, lựa chọn phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, trồng trọt được xem là một trong những hướng đi đúng đắn, là lĩnh vực mũi nhọn để phát triển kinh tế bền vững.
Trồng rau công nghệ cao tại Công ty Hương Đất An Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.T
Trồng rau công nghệ cao tại Công ty Hương Đất An Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Đ.T

Phát triển kinh tế “xanh” là xu thế tất yếu của thời đại. Đây cũng chính là mục tiêu mà tỉnh Gia Lai đang hướng đến nhằm phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường.

Theo ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, tỉnh đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2013-2018, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận như: chuyển đổi được 2.578 ha lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng khác sử dụng ít nước và có hiệu quả kinh tế hơn như: rau, bắp, cây ăn quả; áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước cho trên 2.600 ha hồ tiêu và đã xác định được bộ giống hồ tiêu có triển vọng, xây dựng được quy trình canh tác hồ tiêu bền vững phù hợp với địa phương. Tính đến tháng 6-2018, toàn tỉnh đã tái canh 7.563 ha cà phê, đặc biệt có khoảng 10.000 ha cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C. 
“Tỉnh xác định các mặt hàng nông sản có lợi thế xuất khẩu là cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, mía, mì và các sản phẩm gỗ...  Do đó, ngành cơ cấu lại theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp và 5 hợp tác xã triển khai thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 155 điểm xây dựng, tổng diện tích 3.040 ha của gần 1.400 hộ tham gia”-ông Trương Phước Anh cho biết.
Đặc biệt, nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh. Đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay có thể kể đến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Hiện Tập đoàn này đang phối hợp với Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) triển khai các mô hình nông nghiệp công nghệ cao với 2.000 ha cây ăn quả. Đây được xem là “bàn đạp” góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho tỉnh. Bên cạnh đó là dự án trồng rừng, trồng hồ tiêu với diện tích hơn 100 ha của Công ty Trường Thịnh-Olam Chư Pưh nhằm sản xuất giống hồ tiêu chuẩn, sạch bệnh để cung ứng cho dân trồng từ năm 2019 trở đi. Đây được kỳ vọng sẽ là giải pháp để ngành hồ tiêu vượt qua cơn khủng hoảng do bệnh chết nhanh, chết chậm gây ra. Một điều đáng mừng nữa là vào tháng 9-2018, Nhà máy Chế biến Rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao tại Mang Yang sẽ đi vào hoạt động với công suất lên đến hàng chục ngàn tấn sản phẩm mỗi năm. Đây là trung tâm chế biến rau quả khép kín, bao gồm từ liên kết phát triển sản xuất, thu mua nguyên liệu, chế biến tinh, chế biến sâu.
Nhiều mô hình trồng hồ tiêu hữu cơ của Gia Lai được các chuyên gia nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu. Ảnh: L.L
Nhiều mô hình trồng hồ tiêu hữu cơ của Gia Lai được các chuyên gia nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu. Ảnh: L.L
Không chỉ đơn thuần đầu tư nông trại trồng cây và xây dựng nhà máy chế biến, một số doanh nghiệp còn tích cực xây dựng thương hiệu sản phẩm để vừa tăng giá trị kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu thị trường về thực phẩm hữu cơ hiện nay. Dù mới xuất hiện song thương hiệu Lamant Café của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Gia Lai đã được thị trường tiêu dùng đón nhận. Ông Thái Như Hiệp-Giám đốc Công ty-chia sẻ: “Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, hồ tiêu từ khá lâu nên chúng tôi nắm bắt các xu hướng của thị trường. Vì thế, cách đây 10 năm nay, chúng tôi đã sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Các sản phẩm của Công ty đều đạt các chứng nhận quốc tế như: USDA, UTZ, 4C. Năm qua, chúng tôi sản xuất và kinh doanh khoảng 118.073 tấn cà phê nhân, 7.198 tấn hồ tiêu, trong đó 80% là xuất khẩu, còn lại 20% tiêu thụ nội địa”.
Với định hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, theo ông Trương Phước Anh, trong giai đoạn 2018-2020, ngành nông nghiệp tiếp tục phát huy lợi thế để phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp chủ lực là cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, chè. Trong đó, giữ ổn định diện tích cao su, giảm diện tích hồ tiêu, cà phê (dự kiến đến năm 2020 còn 15.000 ha hồ tiêu, 90.000 ha cà phê); tăng diện tích điều và chè, cây ăn quả và cỏ chăn nuôi; phấn đấu đến năm 2020 sẽ tái canh, ghép cải tạo 15.000 ha cà phê trên toàn tỉnh... Tỉnh cũng sẽ tập trung làm giàu, cải tạo khoảng 2.500 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt; quyết tâm đẩy mạnh công tác trồng rừng mới đạt 25.000 ha, tăng tỷ lệ che phủ lên 46,6%... Song song với đó, tỉnh sẽ phát triển chăn nuôi gà, heo, bò sữa, bò thịt theo mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao; phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa lưu vực sông suối.
Đầu tư chọn lọc, đảm bảo môi trường
Phong trào nông nghiệp hữu cơ lan rộng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: L.L
Phong trào nông nghiệp hữu cơ lan rộng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: L.L

Ông Bùi Khắc Quang-Giám đốc Sở Công thương: Tiềm năng điện mặt trời của tỉnh được đánh giá rất cao, có quy mô công suất lớn nhất. Theo các nguồn dữ liệu từ cơ quan chuyên môn, Gia Lai có số giờ nắng trung bình 1.900-2.200 giờ/năm, bức xạ tổng cộng 335-380 kcal/cm3… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn, quy mô công suất có thể đạt khoảng 7.500 MW trong khi tiềm năng thủy điện chỉ khoảng 2.500 MW, điện gió 1.800 MW, điện sinh khối 850 MW.

Theo ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã có sự chuyển hướng tích cực theo mô hình kinh tế phát triển bền vững. Nếu trước đây, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực (thủy điện, cao su, khai thác và chế biến đá) thì nay đã chuyển sang các lĩnh vực giảm thiểu những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường và tập trung nhiều vào các dự án chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; các dự án chế biến sâu từ các sản phẩm nông nghiệp hay các dự án về năng lượng mặt trời… “Với mục tiêu hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, thu hút đầu tư có chọn lọc, không đánh đổi môi trường nên những dự án gây ảnh hưởng đến môi trường, tỉnh tuyệt đối không nhận dù có mức đầu tư lớn hay mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Điển hình là mới đây, tỉnh đã từ chối một dự án liên quan đến chế biến sản phẩm từ phế liệu. Bên cạnh đó, những dự án thủy điện mới đều không được phê duyệt. Thay vào đó, tỉnh đang rất quan tâm đến lĩnh vực năng lượng mặt trời”-ông Hồ Phước Thành khẳng định.
Trao đổi với P.V, ông Bùi Khắc Quang-Giám đốc Sở Công thương-cho rằng: Hiện đã có 32 dự án điện năng lượng mặt trời được tỉnh đồng ý chủ trương cho phép khảo sát nghiên cứu với công suất dự kiến 3.951,5 MWp. Ngoài ra, có 17 dự án (tổng công suất dự kiến 1.298 MWp) đang được khảo sát, chọn vị trí, đề xuất UBND tỉnh cho phép lập hồ sơ bổ sung quy hoạch. Các dự án triển khai sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho tỉnh, có thể bù vào lượng điện đang thiếu hụt mà không gây ảnh hưởng đến môi trường như thủy điện.
Phát triển kinh tế “xanh” đang trở thành xu thế chính trên địa bàn tỉnh, điều này được minh chứng bằng các dự án được triển khai trong những năm gần đây. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, trong số 14 dự án (tổng vốn đăng ký trên 4.000 tỷ đồng) hoàn thành và đưa vào hoạt động, phần lớn đều là những dự án sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. Có thể kể đến các dự án như: Dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Công ty TNHH Phúc Huy, Nhà máy Chế biến Tinh bột sắn Ia Pa thuộc Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Việt Nam, 3 dự án sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Tiến Minh, Dự án Nhiệt điện sinh khối An Khê, Dự án Nhà máy Nước Chư Sê… Ngoài ra, có 46 dự án đang trong giai đoạn triển khai đầu tư và dự kiến đến hết năm 2018 sẽ có 25 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động. 
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.