Gia Lai: Hơn 1,1 triệu USD cho Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện năm 2020-2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2020-2021 của Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện 1.164.780 USD. Trong đó, UNICEF trực tiếp tài trợ là 997.400 USD, còn lại do ngân sách địa phương đối ứng.

Theo kế hoạch, đến năm 2021 tại địa bàn dự án có ít nhất 70% trẻ em 0-3 tuổi nhận được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, được thực hành tương tác sớm và tích cực bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ; ít nhất 90% trẻ từ 36-59 tháng tuổi được huy động dự lớp; 70% phụ huynh hoặc người chăm sóc chính của trẻ 0-8 tuổi có thực hành kỷ luật không bạo lực và thực hành chăm sóc theo cách đáp ứng tích cực; ít nhất 75% trẻ 36-59 tháng tuổi đạt chuẩn ít nhất 3/4 lĩnh vực phát triển theo chỉ số phát triển toàn diện gồm nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm-xã hội và thẩm mỹ.

Phấn đấu đến năm 2021, ít nhất 90% trẻ từ 36-59 tháng tuổi được huy động dự lớp. Ảnh: Mộc Trà
Phấn đấu đến năm 2021, tại địa bàn dự án của tỉnh có ít nhất 90% trẻ từ 36-59 tháng tuổi được huy động dự lớp. Ảnh: Mộc Trà

Ngoài ra, 100% cán bộ y tế xã có năng lực triển khai tốt các can thiệp dinh dưỡng đặc thù về tư vấn nuôi dưỡng ăn bổ sung, về cung cấp và bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho trẻ nhỏ; 100% các xã điểm có dịch vụ can thiệp dinh dưỡng đặc thù về tư vấn nuôi dưỡng ăn bổ sung, về cung cấp và bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho trẻ nhỏ kết hợp với thực hành cho trẻ tương tác sớm; 100% cán bộ, cộng tác viên tuyến thôn, làng của 9 xã dự án (thuộc 3 huyện Kbang, Krông Pa, Mang Yang) được tập huấn kỹ năng truyền thông trực tiếp; ít nhất 80% các bà mẹ thuộc đối tượng (mang thai, nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ) được tham dự các buổi truyền thông trực tiếp.

Tại quyết định này, UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Ban Quản lý Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng quy định, đạt mục tiêu của dự án.

Mộc Trà

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.