Gia Lai: Hội thảo công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây trồng của Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 2-4, tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức hội thảo công nhệ tưới nhỏ giọt cho cây trồng của Israel tại tỉnh Gia Lai.
Dự hội thảo về phía Đại sứ quán Israel có ông Doron Lebovich-Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam, bà Nguyễn Bảo An-cán bộ Hợp tác phát triển (Đại sứ quán Israel), ông Ram Lisaey-chuyên gia Nông học Israel. Về phía tỉnh Gia Lai có ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, tổ chức chính trị, các Hội, hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp và lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh: Tập đoàn Hoàng anh Gia Lai; Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng anh Gia Lai; Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai…
Ngài Doron Lebovich phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Ngài Doron Lebovich phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Tại hội thảo, ông Doron Lebovich cho biết: "Tôi vinh dự có mặt tại buổi hội thảo hôm nay. Chương trình này là sáng kiến giữa Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai và Đại sứ Israel. Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với biến đổi khí hậu, do đó chúng ta phải tìm ra giải pháp để đảm bảo nguồn nước để sử dụng. Israel là nước có hơn một nửa diện tích là sa mạc nên chúng tôi đã phải tìm những giải pháp và đã phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt. Hiện với hệ thống này, chúng tôi đã đảm bảo được nguồn nước tưới cho nông nghiệp và phục vụ đời sống người dân. Với những kinh nghiệm của Israel, chúng tôi sẽ chia sẻ công nghệ tưới nhỏ giọt với các bạn, giúp các bạn đối phó được với tình trạng thiếu nước hiện nay do biến đổi khí hậu".
Cũng tại hội thảo, ông Ram Lysaey đã trao đổi về các giải pháp tưới nhỏ giọt, sự cần thiết khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, hướng dẫn việc cung cấp và kiểm soát dinh dưỡng cho cây trồng qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Đồng thời, ông Ram Lysaey đã hướng dẫn, bảo trì hệ thống tưới, các bước thực hiện một dự án tưới nhỏ giọt và chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện dự án hệ thống tưới cộng đồng có sự hỗ trợ của nhà nước Ấn Độ. Việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tăng năng suất và doanh thu trong sản xuất nông nghiệp so với các hệ thống tưới khác. Ngoài ra, hệ thống này mang lại lợi ích cho môi trường, cung cấp nước và phân bón chính xác tại rễ của cây trồng, đặc biệt, hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nguồn nước…
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Lê Nam
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cho biết: Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều và nhiều loại cây ăn trái. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, thiếu nước trên cây trồng ngày càng diễn ra phức tạp và có chiều hướng tăng lên và đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Do đó, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là việc áp dụng tưới tiết kiệm nước trên cây trồng là một xu hướng tất yếu và là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho các cấp, các ngành của tỉnh.
Chiều cùng ngày, các đại biểu tham gia hội thảo đi thực tế và tham quan mô hình ứng dụng tưới nhỏ giọt gồm: trồng khoai lang của doanh nghiệp Tuyết Hội (xã Ia Glai, huyện Chư Sê), trồng cà phê của hộ ông Nguyễn Tấn Đức (thôn Hàm Rồng, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) và tưới nhỏ giọt trên cây hồ tiêu tại làng Trek (xã Kdang, huyện Đak Đoa). 
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.