Gia Lai: Hội nghị chuyên đề về phòng-chống ngộ độc thực phẩm do ăn cóc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 19-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác phòng- chống ngộ độc thực phẩm do ăn cóc, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn thực phẩm năm 2023.

Tham gia hội nghị có hơn 50 đại biểu đại diện trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hội nghị tập trung chia sẻ, thảo luận các biện pháp phòng-chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên có trong cóc.

Theo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai, từ năm 2013 đến 2023, toàn tỉnh ghi nhận 9 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cóc với 29 người mắc; trong đó có 6 trường hợp tử vong. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 4 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cóc; trong đó có 3 trường hợp tử vong đều là đồng bào dân tộc thiểu số. 3 địa phương ghi nhận các trường hợp tử vong do ăn cóc là xã Hà Ra (huyện Mang Yang); xã Ia Rong (huyện Chư Pưh) và xã Ia Băng (huyện Chư Prông).

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Công tác tuyên truyền về ngộ độc thực phẩm do ăn cóc được quan tâm triển khai nhưng do thói quen, ý thức, tập quán của người dân dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm và tử vong do ăn cóc vẫn còn xảy ra.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng vấn đề truyền thông là một trong những giải pháp quan trọng nhất; tuyên truyền hiệu quả, bằng nhiều hình thức đa dạng đến cộng đồng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và tử vong do ăn cóc trong cộng đồng.

Dịp này, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai đã phổ biến các quy định pháp luật và hướng dẫn một số nội dung chuyên môn nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn gồm: Giới thiệu Thông tư hợp nhất quy định về quản lý thực phẩm chức năng; Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25-9-2023 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; Quyết định hợp nhất về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm"; hướng dẫn chuyên môn về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).