Gia Lai đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, chương trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình này vẫn gặp nhiều rào cản, hạn chế cần tháo gỡ.

Ông Blơm (thôn 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết: “Trước đây, hầu hết các hộ trồng lúa ở cánh đồng Glar phải dùng sức người để làm đất nên rất vất vả, tốn công lao động. Để làm 6 sào đất, gia đình tôi phải huy động bà con, anh em khoảng 20-30 người làm trong 1 ngày mới xong. Từ khi có máy cày làm dịch vụ, tôi thuê họ cày chỉ trong 2 giờ đồng hồ đã xong, đất tơi xốp đồng đều và chỉ tốn hơn 1,5 triệu đồng, rẻ hơn giá thuê nhân công lao động. Khi lúa chín, gia đình lại thuê máy gặt đập liên hợp thu hoạch nên rất nhanh gọn, lúa sạch sẽ, chỉ đưa về nhà phơi khô là xong”.

Những năm qua, chương trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với diện tích cây trồng hàng năm như lúa nước, mía, mì, bắp, rau quả… đã được nông dân áp dụng rộng rãi, góp phần giảm sức lao động, tăng năng suất và chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây.

Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-thông tin: “Những năm gần đây, người dân và một số doanh nghiệp đã đầu tư máy móc phục vụ sản xuất. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cho cây trồng hàng năm đạt 93%; các khâu chăm sóc, thu hoạch đạt khoảng 19%. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất”.

Người dân xã Glar (huyện Đak Đoa) cơ giới hóa khâu làm đất sản xuất vụ mùa 2023. Ảnh: Nguyễn Diệp

Người dân xã Glar (huyện Đak Đoa) cơ giới hóa khâu làm đất sản xuất vụ mùa 2023. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tuy vậy, việc cơ giới hóa tập trung chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Còn nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa chưa đạt 10%. Cụ thể, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất cây trồng hàng năm đạt hơn 90,72%; cây trồng lâu năm đạt 74,17% và chăn nuôi đạt 16,95%. Xét riêng trong lĩnh vực trồng trọt, mức độ cơ giới hóa khâu làm đất đạt hơn 90%; các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đạt chưa đến 40%. Đối với các trang trại chăn nuôi, hộ có quy mô chăn nuôi lớn thì tỷ lệ cơ giới hóa có khá hơn.

Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông-thông tin: “Tại địa phương, việc cơ giới hóa mới chỉ thực hiện trên cây lúa và một số loại cây trồng hàng năm. Riêng đối với cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả… thì mới chỉ dừng ở khâu phát cỏ, bơm thuốc, còn lại hầu như sử dụng sức lao động con người”.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 199.441 máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, máy kéo 29.573 chiếc, máy bơm 53.541 chiếc và máy phun thuốc bảo vệ thực vật 57.025 chiếc.

Trao đổi với P.V, ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Những năm qua, chương trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có nhiều chuyển biến, giúp người dân giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất. Đặc biệt, đối với các loại cây hàng năm như rau màu, lúa, mía, mì, việc áp dụng cơ giới hóa thuận lợi hơn so với các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Ví dụ như cà phê trước đây cũng có máy thu hoạch nhưng quá trình hái làm gãy cành, rụng lá nên người dân không mặn mà. Bên cạnh đó, một số khu vực đất không bằng phẳng, quy mô nhỏ lẻ, sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau trên một diện tích dẫn đến khó khăn trong việc đưa cơ giới vào chăm sóc, thu hoạch. Đặc biệt, hạ tầng vùng nguyên liệu của một số nhà máy chế biến không thuận lợi cho việc cơ giới hóa.

Cơ giới hóa trong thu hoạch mía tại huyện Phú Thiện. Ảnh: Nguyễn Diệp

Cơ giới hóa trong thu hoạch mía tại huyện Phú Thiện. Ảnh: Nguyễn Diệp

“Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hóa; xây dựng cánh đồng quy mô lớn để đưa máy móc hiện đại vào sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Sở cũng phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông-lâm-thủy sản đến năm 2030 theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các cơ quan liên quan triển khai hiệu quả các chương trình, đề án cơ giới hóa nông nghiệp về chế biến, bảo quản nông-lâm-thủy sản đến năm 2030”-Chi cục trưởng Chi cục PTNT thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.