Emagazine

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp: Giảm chi phí, tăng hiệu quả

E-magazine Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp: Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 

Gia Lai có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất thực tế chưa tương xứng do phương thức canh tác còn dựa vào sức người. Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, những năm qua, các địa phương đã đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu làm đất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch… nhằm từng bước giải phóng sức lao động con người, giảm chi phí, tổn thất sau thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và PTNT, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 273.770 máy móc, thiết bị và động cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, máy dùng trong sản xuất nông nghiệp là 265.255 chiếc, lâm nghiệp 8.123 chiếc, thủy sản 392 chiếc, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2016. 

 

Từ khi đưa máy móc vào sản xuất, ông Trần Nhật Lâm (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku) nhận thấy hiệu quả nâng lên rõ rệt. “Tôi gieo trồng 6 sào lúa nước và gần 5 sào hoa màu. Những năm gần đây, nhờ áp dụng cơ giới trong các khâu từ làm đất đến thu hoạch nên chi phí sản xuất, sức lao động giảm đáng kể, trong khi năng suất, lợi nhuận tăng lên. Vụ Đông Xuân vừa rồi, mỗi sào lúa tôi thuê máy gặt chỉ tốn có 300 ngàn đồng, giảm gần 1 triệu đồng/sào so với thuê công gặt trước đây, chưa kể còn tiết kiệm thời gian nữa”-ông Lâm phấn khởi cho hay. 

Không chỉ cơ giới hóa sản xuất cho gia đình, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn đầu tư máy móc làm dịch vụ đem lại nguồn thu nhập ổn định. 

 

Tương tự, ông Hoàng Duy Hoàn (thôn Yên Phú, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện) cũng khẳng định: “Hầu hết người dân trên địa bàn đều sử dụng máy móc để gieo trồng mía, mì, vừa đảm bảo mật độ, vừa giảm chi phí sản xuất. Việc sử dụng máy cày giúp đất tơi xốp hơn, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tôi đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư mua máy móc, thiết bị vừa phục vụ sản xuất 7 ha mía của gia đình, vừa làm dịch vụ”.

 

Bên cạnh đó, tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng hiện đại, khép kín và bền vững tại vùng nguyên liệu. Cụ thể như: chuỗi liên kết sản xuất mía đường khép kín của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai; sản xuất gỗ rừng trồng của Công ty MDF; sản xuất, chế biến rau, quả xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả Doveco Gia Lai… và sự liên kết sản xuất của nông dân với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

 

Ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Chính sách cơ giới hóa đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trong tỉnh. Song nhìn chung, các khâu trong cơ giới hóa chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng nhu cầu về sản xuất, chế biến nông-lâm sản; tỷ lệ cơ giới hóa ở một số khâu còn thấp như gieo cấy, chăm sóc, chế biến tinh. Thiết bị cơ giới chủ yếu do hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ thông qua hoạt động khuyến công, hỗ trợ lãi suất. 

 

Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện)chia sẻ: “Hiện nay, Hợp tác xã đã thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa nước ở nhiều khâu từ làm đất, thu hoạch, sơ chế và bảo quản. Thời gian tới, Hợp tác xã tiếp tục đầu tư thêm thiết bị máy bay không người lái để tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Hợp tác xã là thiếu vốn đầu tư, nhất là khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi”. 

 

Theo ông Nguyễn Văn Tâm-chủ Siêu thị máy cày Chí Tâm (số 719 Lê Duẩn, xã Chư Á, TP. Pleiku) thì: Những năm 90 của thế kỷ trước, trên địa bàn tỉnh có rất ít máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, phong phú, góp phần giải phóng sức lao động con người. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cơ sở bán được 2-3 thiết bị. “Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp hiện đã tăng cao hơn trước đây rất nhiều, song nguồn cung cấp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục cập nhật, hoàn thiện, đa dạng các sản phẩm máy móc phục vụ các khâu trong sản xuất nông nghiệp để cung cấp cho người dân”-ông Tâm nói.

 

Trao đổi với P.V, ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Những năm qua, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về chủng loại, góp phần giải quyết các khâu lao động nặng nhọc, bảo đảm tính thời vụ, tăng năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc áp dụng cơ giới hóa xuất hiện ở hầu hết các khâu và không ngừng tăng qua các năm. Bên cạnh các doanh nghiệp quan tâm đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn thì nhiều hộ dân cũng đã đầu tư cơ giới hóa sản xuất của gia đình. Dù vậy, quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn như: diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; thiếu vốn đầu tư. Bên cạnh đó, mức độ cơ giới hóa ở một số khâu vẫn còn thấp như gieo trồng, sơ chế; hầu hết máy làm đất có công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ quy mô hộ gia đình. 

“Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất. Đồng thời, phổ biến cơ chế chính sách hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông-lâm nghiệp. Đặc biệt, tập trung kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của tỉnh… để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin thêm.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.