Gia Lai: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 6-8, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp-Trưởng Ban Chỉ đạo và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa-Phó trưởng Ban Chỉ đạo đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh; lãnh đạo UBND một số huyện; các Ban Quản lý rừng phòng hộ.

Quang cảnh cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hà Duy

Báo cáo tại cuộc họp cho biết, hiện diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai gần 650 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên gần 479 ngàn ha, rừng trồng hơn 156 ngàn ha, rừng trồng chưa thành rừng gần 15 ngàn ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,95%, tỷ lệ che phủ chung đạt 47,33%. Từ 11-12-2023 đến ngày 10-6-2024, qua thanh tra, kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 124 vụ vi phạm liên quan đến rừng (tăng 16 vụ so với cùng kỳ năm 2023); diện tích rừng bị phá là 20,358 ha; diện tích cây trồng chưa thành rừng bị cháy là 241,73 ha.

Trên cơ sở đăng ký trồng rừng của các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh và thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2024 của Gia Lai là 10.313 ha. Tính đến 15-7, các đơn vị và địa phương đã trồng được 1.387 ha.

Ông Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hà Duy
Ông Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hà Duy

Liên quan đến việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, đến thời điểm này, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án quản lý và bảo vệ rừng bền vững của 16/34 đơn vị. Trên địa bàn tỉnh hiện có Công ty TNHH một thành viên MDF Vinafor Gia Lai đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với diện tích hơn 3.455 ha.

Các ý kiến thảo luận tại cuộc họp đã đề cập đến một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững hiện nay, tập trung các nội dung liên quan đến việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; công tác giao rừng, cho thuê rừng, trồng rừng, thu gom gỗ trong rừng; lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ rừng "mỏng" so với diện tích rừng phải quản lý; công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trồng rừng; rà soát lại việc sử dụng đất của các nông-lâm trường; việc triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2024, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực, các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng bám sát các nhiệm vụ được giao. Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Các thành viên Ban Chỉ đạo thảo luận nhiều nội dung liên quan đến chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Ảnh: Hà Duy
Các thành viên Ban Chỉ đạo thảo luận nhiều nội dung liên quan đến chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Ảnh: Hà Duy

“Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giám sát tình hình thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2024. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng tranh thủ các nguồn lực, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng, phát triển rừng, chế biến sản phẩm từ rừng trồng, đa dạng các sản phẩm từ rừng nhằm tăng sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.