Phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững, các địa phương trong tỉnh Gia Lai xây dựng một số mô hình khảo nghiệm nông-lâm nghiệp kết hợp, trồng rừng sản xuất kinh doanh, khuyến khích người dân và doanh nghiệp cùng liên kết trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC.

Liên kết trồng rừng

Toàn tỉnh hiện có khoảng 648.278 ha đất có rừng gồm: khoảng 478.749 ha rừng tự nhiên, hơn 155.522 ha rừng trồng, hơn 14.055 ha rừng trồng chưa thành rừng được phân bố tại 17 huyện, thị xã, thành phố. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 40,89%. Hiện diện tích rừng đã giao cho các chủ rừng quản lý là hơn 514.998 ha.

Những năm gần đây, cơ quan chuyên môn cùng các địa phương, đơn vị chủ rừng tập trung quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân thống kê đưa diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng vào phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công tác trồng rừng, từng bước khôi phục, nâng cao độ che phủ rừng. Đặc biệt, người dân, đơn vị chủ rừng và doanh nghiệp đã xây dựng được mối liên kết trong công tác trồng rừng hưởng lợi, từ đó đánh thức tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế lâm nghiệp ở địa phương.

Năm 2020, tại tiểu khu 1138 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn (huyện Chư Pưh), 5 hộ dân xã Ia Le tự bỏ vốn trồng 60 ha keo lai theo hướng rừng gỗ lớn. Ông Mai Xuân Thôi (thôn Phú Hòa, xã Ia Le) cho biết: Sau khi tìm hiểu và học tập kinh nghiệm trồng rừng gỗ lớn tại một số tỉnh miền Trung, ông và 4 hộ quyết định liên kết với đơn vị chủ rừng nhận trồng 60 ha keo lai theo hướng rừng gỗ lớn. Trồng rừng gỗ lớn 8-10 năm mới khai thác nhưng giá trị kinh tế cao hơn so với trồng rừng thông thường. Bình quân mỗi héc ta chi phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng bao gồm tiền giống, phân bón, công làm cỏ, cắt cành, tưới nước.

“Mặc dù khu vực này thời tiết không được thuận lợi nhưng nhờ được chăm sóc và tưới nước vào mùa khô nên cây keo phát triển khá tốt, đường kính bình quân khoảng 10-12 cm. Chúng tôi kỳ vọng mô hình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân trong xã học tập, nhân rộng”-ông Thôi chia sẻ.

Diện tích keo lai của 5 hộ gia đình ở xã Ia Le (huyện Chư Pưh) liên kết với Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn trồng theo hướng rừng gỗ lớn. Ảnh: Bảo Trang

Diện tích keo lai của 5 hộ gia đình ở xã Ia Le (huyện Chư Pưh) liên kết với Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn trồng theo hướng rừng gỗ lớn. Ảnh: Bảo Trang

Theo ông Nguyễn Quang Chung-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn, từ 5 hộ dân ban đầu, đến nay đã có 14 hộ nhận 140 ha đất của đơn vị để trồng gỗ lớn gồm keo và xà cừ. Tất cả diện tích rừng trồng đều do các hộ dân tự bỏ vốn đầu tư, đơn vị hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Để tạo điều kiện cho người dân sống gần rừng có nguồn thu nhập ổn định, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro đã tận dụng những diện tích đất trống của đơn vị liên kết với các hộ dân trồng rừng.

Ông Từ Tấn Lộc-Giám đốc Công ty-cho hay: Từ năm 2020 đến nay, Công ty đã liên kết với hơn 100 hộ dân sinh sống gần rừng trồng hơn 400 ha keo và bạch đàn. Trong đó, Công ty chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, hỗ trợ giống, vật tư và xăng xe cho người dân đi lại. Người dân thì góp ngày công lao động cũng như tận dụng diện tích dưới tán rừng để phát triển chăn nuôi.

“Đây là mô hình mới nhằm tạo sinh kế cho những hộ sinh sống gần rừng. Công ty đang trồng khảo nghiệm 14 ha cây lõi thọ xen trong rừng bạch đàn theo hướng rừng gỗ lớn. Cây đang sinh trưởng tốt, hứa hẹn là hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới”-ông Lộc kỳ vọng.

Mở hướng phát triển kinh tế rừng bền vững

Mặc dù Gia Lai có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng khá lớn, song nhiều diện tích rừng trồng chưa có chứng nhận về quản lý rừng bền vững (FSC). Do vậy, thời gian qua, một số doanh nghiệp đã đầu tư phát triển rừng có chứng chỉ FSC nhằm nâng cao giá trị rừng trồng.

Ông Vũ Toàn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách lâm nghiệp Công ty MDF Vinafor Gia Lai (Chi nhánh Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam) cho biết: Từ năm 2013 đến nay, toàn bộ gần 3.500 ha rừng trồng của Công ty đã có chứng nhận FSC. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tăng hơn gỗ rừng trồng thông thường 7-10%, kể cả gỗ ván ép đã chế biến. Cũng nhờ có chứng chỉ này, doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu. Bình quân mỗi năm, đơn vị khai thác 20-30 ngàn m3 gỗ rừng trồng. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay.

Bên cạnh phát triển rừng trồng có chứng chỉ FSC, thời gian qua, UBND tỉnh triển khai công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền giao đất, cho thuê đất, khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua các chương trình, dự án.

Đặc biệt, ngày 20-1-2022, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2021-2030. Đây là bước đi đột phá mới vừa bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Lực lượng kiểm lâm Kbang phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng tuần tra. Ảnh: Bảo Trang

Lực lượng kiểm lâm Kbang phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng tuần tra. Ảnh: Bảo Trang

Ông Trương Thanh Hà-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-cho biết: Theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc tại Quyết định số 2860/QĐ/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng diện tích rừng của Gia Lai hiện nay lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 5 toàn quốc, trữ lượng gỗ cao.

Nhiều diện tích rừng nằm trong phần lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng có trữ lượng carbon rất cao, trên 150 tấn/ha. Việc phát triển kinh tế rừng từ kinh doanh tín chỉ carbon đang được ngành Nông nghiệp triển khai thực hiện thí điểm, kỳ vọng mở ra cơ hội mới trong phát triển lâm nghiệp bền vững.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho hay: Những năm gần đây, cùng với công tác quản lý, bảo vệ rừng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đơn vị chủ rừng tăng cường công tác giao đất, giao rừng cho người dân, cộng đồng dân cư nhận khoán quản lý, bảo vệ để hưởng lợi. Lợi ích lớn nhất của việc giao rừng, cho thuê rừng là để rừng thực sự có chủ.

Bên cạnh đó, người dân sản xuất nông-lâm nghiệp kết hợp trồng các loại dược liệu dưới tán rừng, được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng cùng các chế độ chính sách trong chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, tỉnh chú trọng khai thác tiềm năng và thế mạnh từ rừng để bán tín chỉ carbon, tăng nguồn thu phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Hiện UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối chuẩn bị cơ sở pháp lý và thực tiễn xây dựng đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng Gia Lai. Đây là hướng đi mới và là xu thế tất yếu của thế giới để mở hướng phát triển kinh tế rừng bền vững”-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

(GLO)- Trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Ất Tỵ 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã dồn toàn lực kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó chú trọng các địa bàn nông thôn.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.