Gia Lai cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành liên quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, năm 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Gia Lai trên bảng xếp hạng đã tăng 3 bậc so với năm 2016. Cụ thể, Gia Lai đạt 60,91 điểm, xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 3 khu vực Tây Nguyên. Đáng chú ý là nhiều chỉ số thành phần tăng mạnh so với năm trước.

Trong 10 chỉ số thành phần, Gia Lai có tới 7 chỉ số tăng so với năm 2016. Đó là các chỉ số: chi phí không chính thức (đạt 4,86 điểm, tăng 0,5 điểm), tính năng động của lãnh đạo tỉnh (4,92 điểm, tăng 0,72 điểm), đào tạo lao động (5,56 điểm, tăng 0,15 điểm), thiết chế pháp lý (5,7 điểm, tăng 0,02 điểm), hỗ trợ doanh nghiệp (7,19 điểm, tăng 1,24 điểm), tiếp cận đất đai (6,9 điểm, tăng 0,97 điểm), tính minh bạch và tiếp cận thông tin (6,46 điểm, tăng 0,53 điểm).

 

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp luôn được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành hết sức quan tâm. Ảnh: Đức Thụy
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp luôn được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành hết sức quan tâm. Ảnh: Đức Thụy

Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp, trong suốt nửa thập kỷ qua thì 2017 là năm được đánh giá cao nhất khi chỉ 30% doanh nghiệp cho biết phải dành trên 10% thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật; 72% doanh nghiệp đánh giá các cán bộ, công chức giải quyết công việc hiệu quả; 52% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản và 92% doanh nghiệp cho biết phí, lệ phí được công khai. Đây đều là những con số cao kỷ lục từ trước đến nay.

Riêng Gia Lai cũng đã nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp nhằm cải cách hành chính, nhất là sự ra đời của dịch vụ hành chính công nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Nhờ đó, về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, Gia Lai đạt 7,19 điểm, chỉ thua Quảng Ninh (tỉnh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI) 0,33 điểm và thua Lâm Đồng (tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên) 0,57 điểm.

Ở các tỉnh khác, theo kết quả điều tra, hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng kinh doanh. Các doanh nghiệp cảm thấy mức độ rủi ro bị thu hồi đất gia tăng và nhận định rằng việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng. Nhưng tại Gia Lai, theo đánh giá của các doanh nghiệp được điều tra, chỉ số tiếp cận đất đai năm 2017 so với năm 2016 đã được cải thiện đáng kể, đạt 6,9 điểm, cao hơn Quảng Ninh 0,47 điểm và hơn Lâm Đồng 0,67 điểm.

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin là chỉ số đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin có vai trò quan trọng trong việc cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, giảm chi phí không chính thức trong tiếp cận thông tin, bình đẳng về cơ hội kinh doanh. Đối với tổng thể nền kinh tế, các chính sách nhằm tăng tính minh bạch giúp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và tỉnh ta đã từng bước làm rất tốt vấn đề này, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao. Ở chỉ số này, Gia Lai chỉ thua Quảng Ninh 0,34 điểm và thua Lâm Đồng 0,19 điểm.

Tuy vậy, Gia Lai vẫn có 3 chỉ số bị sụt giảm gồm: chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính (5,23 điểm, giảm 1,03 điểm so với năm 2016), gia nhập thị trường (7,13 điểm, giảm 0,75 điểm) và cạnh tranh bình đẳng (5,42 điểm, giảm 0,67 điểm). Điều đó cho thấy, việc cải cách thủ tục hành chính, thời gian giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp và hơn hết là thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền của tỉnh cần được cải thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần chú ý hơn về vấn đề cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với nhau, tránh tình trạng ưu ái, ưu tiên cho một số doanh nghiệp.

Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, nhận định: “Điểm trung vị PCI năm 2017 là 62,2 điểm, mức cao nhất trong 13 năm triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Điều này cho thấy sự chạy đua của tất cả các địa phương trong nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng PCI. Do đó, việc vượt lên 3 bậc đã thể hiện sự nỗ lực và quyết liệt của tỉnh, đó là một niềm tự hào. Càng đáng tự hào hơn khi theo đánh giá chung của VCCI, trong 10 chỉ số thành phần, có 3 chỉ số đang giảm mạnh so với các năm trước ở đa số các tỉnh là tiếp cận đất đai, tính minh bạch và thiết chế pháp lý thì Gia Lai đã tăng ngoạn mục. Năm 2018, để phấn đấu tiếp tục cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng PCI, tỉnh sẽ tập trung cho việc hình thành trung tâm hành chính công, giải quyết các cơ sở liên quan tới thủ tục hành chính để doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách thuận lợi nhất. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh, công khai nhất”.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.