Gia Lai: Bức xúc vì những trại heo gây ô nhiễm môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, Gia Lai đã thu hút hàng trăm dự án chăn nuôi. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, nhiều dự án đã phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp căn cơ.

Bức xúc vì ô nhiễm môi trường

Đã 8 tháng trôi qua, kể từ khi các trang trại chăn nuôi heo đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân các thôn: Yên Hưng, Đoàn Kết và làng Phung (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh Triệu Văn Phụng (thôn Đoàn Kết) bức xúc: “Nhà tôi có gần 6 ha mì gần các trang trại này nhưng không thể chăm sóc thường xuyên vì không chịu nổi mùi hôi. Rất mong các cấp, các ngành và trang trại nuôi heo có giải pháp xử lý để chúng tôi tiếp tục sản xuất và ổn định cuộc sống”.

Ông Ngô Văn Tuyến-Trưởng thôn Phung-cho hay: Làng Phung có 3 trại heo đang hoạt động. Từ tháng 3-2023 đến nay, dân làng khổ sở với mùi hôi phát sinh từ các trại heo này. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, các cấp, ngành đã vào cuộc kiểm tra, xử phạt và yêu cầu cơ sở chăn nuôi heo có giải pháp khắc phục nhưng mùi hôi chỉ giảm được một thời gian ngắn rồi lại đâu vào đấy.

“Thực tế, một số hộ dân ở làng Phung không chịu được mùi hôi đã phải bán nhà. Rất mong các cấp, ngành quan tâm và có biện pháp xử lý để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”-ông Tuyến kiến nghị.

Anh Triệu Văn Phụng (thôn Đoàn Kết, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) chỉ tay về 6 ha đất rẫy của mình không thể chăm sóc thường xuyên vì mùi hôi nồng nặc phát ra từ trại heo gần bên. Ảnh: H.T

Anh Triệu Văn Phụng (thôn Đoàn Kết, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) chỉ tay về 6 ha đất rẫy của mình không thể chăm sóc thường xuyên vì mùi hôi nồng nặc phát ra từ trại heo gần bên. Ảnh: H.T

Theo bà Bùi Thị Hồng Thắm-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr, toàn xã có 14 trang trại xin chủ trương đầu tư, trong đó có 6 trang trại đang hoạt động với tổng số 67.200 con heo. Mặc dù các trang trại đã có biện pháp xử lý chất thải nhưng do số lượng heo lớn nên không thể xử lý triệt để mùi hôi. Trong đó, người dân bức xúc nhất là trại heo Minh Thiện 1 và Minh Thiện 2. “Xã mong các cấp, các ngành xem xét đảm bảo mật độ chăn nuôi vừa phải; đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn các trang trại xử lý chất thải đảm bảo về môi trường”-bà Thắm nói.

Tương tự, tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), các dự án chăn nuôi heo hoạt động cũng gây ô nhiễm môi trường. Ông Siu Lưnh (thôn 1) kể: “Gia đình tôi có 1 ha lúa nước 2 vụ. Những năm trước, tôi thu 6-7 tấn lúa/vụ. Nhưng 3 năm nay, khi trại nuôi heo công nghệ cao Ia Pa của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Nhất Trần hoạt động, cứ tới mùa mưa là chất thải xả ra môi trường gây chết lúa hoặc giảm năng suất. Mặc dù trang trại đã bồi thường nhưng số tiền thấp”.

Trong khi đó, ông Rah Lan Thoan-Trưởng thôn 1-cho biết: Trại heo này hoạt động từ năm 2020. Tuy có hệ thống xử lý chất thải nhưng cứ đến mùa mưa, nước thải lại chảy tràn ra ngoài gây ảnh hưởng đến hơn 6 ha lúa của 17 hộ trong thôn. Đã có 10 hộ bán đất cho chủ trại heo (khoảng hơn 3 ha), 7 hộ còn lại muốn giữ đất để canh tác nhưng thường xuyên bị mất mùa.

Đề cập vấn đề này, ông Đặng Xuân Cường-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-thông tin: Địa bàn xã có 4 dự án chăn nuôi đã đi vào hoạt động, 2 dự án đã được cấp chủ trương đầu tư và 6 dự án đang khảo sát. Thế nhưng, 4 dự án đang hoạt động đều phát sinh mùi hôi, đặc biệt, trại heo Nhất Trần còn để chất thải xả ra môi trường. Mặc dù Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) huyện đã kiểm tra, hướng dẫn trại heo xử lý nhưng không triệt để. “Xã đề nghị các cấp, các ngành ngừng cấp phép cho các dự án chăn nuôi để đảm bảo mật độ không quá dày; đồng thời, theo dõi việc xử lý chất thải của các trang trại”-ông Cường đề xuất.

Tính đến ngày 24-10-2023, toàn tỉnh có 209 dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 197 dự án chăn nuôi heo với tổng diện tích trên 4.736 ha, tổng vốn đầu tư hơn 27.917 tỷ đồng, quy mô dự án hơn 4,2 triệu con heo. Trong đó, có 75 dự án chăn nuôi heo đã được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, 122 dự án chăn nuôi heo đang xin chủ trương chấp thuận đầu tư. Hiện đã có 28 dự án đi vào hoạt động, trong đó có 22 dự án chăn nuôi heo với số lượng 287.078 con. Mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay là 0,32 ĐVN/ha (theo Quyết định số 05/2022/QĐ-UBND tỉnh ngày15-2-2022 quy định mật độ chăn nuôi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh không vượt quá 1 ĐVN/ha).

Bà Lê Thị Hồng Quyên-Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) cho biết: Toàn tỉnh hiện có 47 dự án chăn nuôi đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và 9 dự án được cấp giấy phép môi trường. Thời gian qua, UBND tỉnh, Sở TN-MT đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở chăn nuôi thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT). Trong 9 tháng năm 2023, Sở TN-MT đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử phạt 8 trang trại quy mô lớn đi vào hoạt động khi chưa có giấy phép môi trường với tổng số tiền 2,56 tỷ đồng. Ngoài ra, đối với các phản ánh hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, Sở TN-MT cũng đã có nhiều văn bản đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền.

Cần giải pháp căn cơ

Ông Thái Văn Dũng-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: Hiện nay, công tác quản lý môi trường tại các dự án chăn nuôi còn nhiều bất cập, một số trang trại chưa thực hiện nghiêm quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi và giấy phép môi trường như: xây dựng không đúng với hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và ĐTM; khi hoạt động không vận hành hệ thống BVMT đúng quy định.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý đối với các trang trại gặp nhiều khó khăn do để đảm bảo an toàn dịch bệnh; chưa có quy định cụ thể về thẩm định công nghệ các dự án chăn nuôi; chưa có sự thống nhất về quy định giữa Luật Chăn nuôi và các luật về BVMT trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, giấy phép môi trường. Ngoài ra, mức xử phạt đối với các dự án chăn nuôi quy mô lớn không có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi từ 15 đến 20 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm là chưa đủ sức răn đe.

Hình ảnh chụp từ Flycam về các dự án chăn nuôi đã đi vào hoạt động, gây mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xã Ia Piơr, huyện Chư Prông. Ảnh: Hồng Thương

Hình ảnh chụp từ Flycam về các dự án chăn nuôi đã đi vào hoạt động, gây mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xã Ia Piơr, huyện Chư Prông. Ảnh: Hồng Thương

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông tin thêm: “Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch kiểm tra điều kiện chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi, quy mô trang trại trên địa bàn tỉnh năm 2023. Đối với các xã có mật độ trang trại chăn nuôi cao, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đặc biệt là kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, tham vấn rộng rãi ý kiến của cộng đồng dân cư chịu tác động để dự án khi triển khai đảm bảo phù hợp quy định.

Mặt khác, Chi cục cũng đề xuất cấp có thẩm quyền đề nghị sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm định công nghệ chăn nuôi nhằm đảm bảo các dự án áp dụng các công nghệ chăn nuôi tiên tiến, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường; ban hành các quy định đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Chăn nuôi và Luật BVMT”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT thông tin thêm: Để kịp thời chấn chỉnh những bất cập về công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi, Sở TN-MT sẽ chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các dự án chăn nuôi; hướng dẫn các trang trại thực hiện đúng quy định về BVMT; thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất khi có cơ sở có dấu hiệu vi phạm về môi trường, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, nâng cao chất lượng công tác thẩm định ĐTM, cấp giấy phép môi trường.

Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các sở, ngành, địa phương nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án chăn nuôi. Sở Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp chặt chẽ với Sở TN-MT khi thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn; chỉ xem xét cấp giấy chứng nhận khi chủ dự án đã tuân thủ các quy định về BVMT; tăng cường hướng dẫn về điều kiện chăn nuôi trang trại, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ngoài ra, UBND cấp huyện cần kiểm tra, kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý nguồn thải, phòng ngừa sự cố môi trường; hướng dẫn các trang trại chỉ đi vào hoạt động khi đủ điều kiện; thường xuyên theo dõi, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với trang trại vi phạm về đầu tư, đất đai, điều kiện chăn nuôi và môi trường theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.