Gia Lai bổ sung một số điều về quản lý, sử dụng xe thô sơ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 24-5-2011 của UBND tỉnh ban hành quy định về tổ chức quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Quyết định sửa đổi, bổ sung điểm d, khoản 1 Điều 5 với nội dung: Khi điều khiển phương tiện phải đeo biển hiệu hoạt động vận chuyển. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 5 với nội dung: “Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển (đổi với người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự.

Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 với nội dung: “Xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự khi vận chuyển hành khách, hàng hóa được phép hoạt động trên các tuyến đường giao thông thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai (trừ các tuyến đường có biển báo cấm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 10 với nội dung: “Không chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 với nội dung: “Kinh phí in ấn biển hiệu được sử dụng từ nguồn ngân sách cấp huyện và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật”.

Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 13 với nội dung: “Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ, đội, nghiệp đoàn hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự chấp hành nghiêm các quy định pháp luật”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 13 với nội dung: “Thanh tra giao thông-vận tải, Công an nhân dân, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”.

Quyết định cũng thay thế, bãi bỏ một số nội dung, cụm từ, điểm, điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 24-5-2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về tổ chức quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cụ thể, thay thế cụm từ “phù hiệu” bằng cụm từ “biển hiệu” tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 13, Phụ lục 1, Phụ lục 2 và tên của Chương; bãi bỏ Điều 3; điểm b, c, đ, e khoản 1 Điều 8; điểm a khoản 3 Điều 13; bãi bỏ nội dung “Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự); Giấy chứng minh nhân dân” tại điểm e khoản 2 Điều 5; bãi bỏ nội dung “Vận động các nhà tài trợ kinh phí mua mũ bảo hiểm, thực hiện hỗ trợ từng bước cho Ban An toàn giao thông cấp huyện cấp phát cho các tổ, đội, nghiệp đoàn hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự” tại khoản 1 Điều 13.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 26-5-2023.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.