Giá hồ tiêu giảm thấp nhất trong 10 năm qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, giá hồ tiêu (tiêu đen) ở Tây Nguyên đã giảm sâu, chỉ còn 48.000-49.000 đồng/kg, giảm từ 4.000-5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7, giảm 151.000-152.000 đồng/kg so với năm 2015 và là giá giảm thấp nhất trong 10 năm qua.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Với giá tiêu như hiện nay, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên không còn có lãi, thậm chí lỗ nặng, vì qua tính toán giá thành sản xuất 1 kg tiêu đen đã tăng lên từ 45.000-47.000 đồng do đầu vào tăng, từ công chăm sóc, tưới nước, bón phân, thuốc trừ sâu đến công thu hoạch.
Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk cho TTXVN cho biết, một trong những nguyên nhân giá tiêu giảm xuống sâu là do diện tích tiêu ngày càng mở rộng, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, nên nguồn cung trong, ngoài nước khá dồi dào, trong khi đó, nhu cầu thị trường không tăng.
Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá tiêu đen ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn nhiều biến động, tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi cho người sản xuất.
Do giá tiêu xuống thấp, hiện nay, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên đã chuyển hàng trăm ha tiêu kém chất lượng, năng suất thấp, những vùng đất không thích hợp hoặc bị sâu bệnh… sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các địa phương, đơn vị cũng tuyên truyền, vận động các nông hộ tổ chức thành các tổ, nhóm, HTX liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất tiêu theo đúng quy trình sản xuất tiêu sạch, đảm bảo chất lượng, bao tiêu sản phẩm… nhằm tạo điều kiện phát triển cây hồ tiêu bền vững, tránh rủi ro, thiệt hại cho người sản xuất.
Khoảng 5 năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã ồ ạt mở rộng diện tích không theo quy hoạch, dẫn đến diện tích cây hồ tiêu tăng lên gần gấp đôi so với kế hoạch. Hiện nay, Tây Nguyên đã có trên 85.249 ha tiêu, trong đó, Đắk Lắk có diện tích tiêu nhiều nhất với 42.562 ha (trong khi quy hoạch Đắk Lắk đến năm 2020 mới đưa diện tích tăng lên 15.000 ha).
TB (Chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null