Lao đao về giá, hồ tiêu chuyển hướng sản xuất sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh giá cả liên tục lao dốc và chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại, ngành hồ tiêu đang nỗ lực chuyển hướng sản xuất sạch và bền vững nhằm nâng cao chất lượng hạt tiêu, từ đó nhận được mức giá tốt nhất trong giao dịch thương mại.
Tình trạng cung vượt cầu khiến giá hồ tiêu vẫn ở mức thấp trong năm nay. Ảnh: ST.
Tình trạng cung vượt cầu khiến giá hồ tiêu vẫn ở mức thấp trong năm nay. Ảnh: ST.
Giá bán lao dốc
Sau 10 năm (từ 2006 đến 2015) giá tăng liên tục, giá hồ tiêu thế giới đạt đỉnh vào tháng 7/2015, sau đó bắt đầu bước vào thời kỳ giảm giá. Tháng 7/2015, giá tiêu tại New York chứng kiến mức cao nhất với 11,33 USD/kg tiêu đen và 16,50 USD/kg tiêu trắng. Tuy nhiên tới tháng 12/2017, giá tiêu đã giảm mạnh tới 55%, xuống mức 4,78 USD/kg tiêu đen và 7,50 USD/kg tiêu trắng. Hiện tại, giá tiêu ở Việt Nam chỉ còn khoảng từ 58.000 - 60.000 đồng/kg, gần sát với giá thành sản xuất bình quân chung của cả nước là 49.000 đồng/kg. Việc giảm giá mạnh đã khiến kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2017 qua sụt giảm mạnh trên 22%, mặc dù sản lượng hồ tiêu xuất khẩu vẫn tăng tới 20% và đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong 4 tháng đầu năm nay, thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, khối lượng xuất khẩu tiêu của cả nước đạt khoảng 88.000 tấn, giá trị 311 triệu USD, tăng 15,5% về khối lượng nhưng giảm 33,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá tiêu xuất khẩu bình quân các tháng đầu năm 2018 đạt 3.692 USD/tấn, giảm 41,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Đánh giá tình hình xuất khẩu hồ tiêu từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, trong những năm trước, quý I thuờng là thời điểm giao dịch hồ tiêu sôi động. Tuy nhiên, quý I năm nay nhiều nhà nhập khẩu thường dựa vào lý do Việt Nam tăng diện tích nên đưa ra những dự báo về sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2018 quá lớn để trả giá thấp trong mua bán. Ngoài ra, trong quý I, giá đi xuống liên tục là do cao điểm vụ thu hoạch, nông dân bán ra ồ ạt khiến nguồn cung cao trong ngắn hạn.
Tình trạng giá thấp và biến động không ngừng đã khiến các DN xuất khẩu, nhà cung ứng trong nước đều chịu rủi ro cao do có một số DN bán đón. Việc này có thể có lợi cho một số DN do giá xuống nhưng số chung trong từng thời điểm đã gặp rủi ro, tình trạng “xù” hàng, không thanh toán hợp đồng đã xảy ra liên tục. Bên cạnh đó là sức ép cạnh tranh ghê gớm với hồ tiêu các nước khác như Indonesia, Brazil... Nguyên nhân là do hồ tiêu các nước này chất lượng tốt hơn lại được chào giá hấp dẫn hơn trong khi hàng loạt rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu lại đang ngày một nâng lên.
Hướng đến sản xuất hồ tiêu chất lượng cao
Theo các DN xuất khẩu hồ tiêu, trong năm 2018, tuy năng suất hồ tiêu tại một số nước sản xuất lớn, trong đó có Việt Nam có thể giảm, nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung hồ tiêu toàn cầu sẽ vẫn cao hơn năm 2017 và cao hơn nhu cầu. Điều này khiến giá hồ tiêu trên thị trường thế giới có xu hướng không tăng, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu của người trồng tiêu sụt giảm mạnh.
Trong bối cảnh đó, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) khuyến cáo nông dân nên ngưng trồng mới hồ tiêu. Thay vào đó, nên tập trung chăm sóc vườn tiêu hiện có theo hướng bền vững, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh, không để dư lượng trong hạt tiêu… nhằm nâng cao chất lượng hồ tiêu để đạt được giá tốt nhất trong giao dịch thương mại.
Trong khi đó, ông Willem Van Walt Meijer, Tổng giám đốc điều hành Công ty Nedspice Việt Nam dự báo, với tình hình cung cầu thị trường hiện nay, giá hồ tiêu sẽ còn xuống thấp hơn nữa trong vài năm tới đây. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Công ty Nedspice đã liên kết với hàng nghìn hộ nông dân trồng tiêu ở Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu để nhân rộng mô hình sản xuất hồ tiêu sạch, có thể đáp ứng yêu cầu ở những thị trường khó tính nhất. Đây cũng là những thị trường sẵn sàng trả mức giá cao hơn để mua những sản phẩm chất lượng, uy tín.
Theo ông Willem Van Walt Meijer, trong mô hình liên kết này, Công ty Nedspice đã có chính sách thưởng và khuyến khích nông dân làm ra sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời, rà soát lại quy trình sản xuất, các khâu trung gian để giảm chi phí thấp nhất có thể. Vì nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, lẻ, có nhiều nông dân sản xuất nên việc kiểm soát chất lượng không dễ, nhưng ngành hồ tiêu cần cố gắng thực hiện truy xuất nguồn gốc để nâng cao uy tín, thương hiệu hồ tiêu Việt Nam một cách bền vững.
Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho hay, việc liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững giữa các hộ nông dân với một số DN đã giúp hồ tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu có chất lượng tốt, từ đó có giá cao hơn so với một số địa phương khác. Hiện tỉnh này đã từng bước hình thành vùng hồ tiêu có chứng nhận sản xuất theo hướng bền vững với diện tích 1.338 ha và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tiêu đen Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ông Hải cũng cho hay, thời gian qua việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu đã giảm đáng kể. Cụ thể, trong năm 2017, các nước nhập khẩu không lần nào phải ra thông báo cảnh báo về tồn dư của thuốc BVTV trên hạt tiêu nhập từ Việt Nam. Nguyên nhân một phần do nông dân đã nắm bắt được tình hình thị trường, nắm vững kỹ thuật hơn, một phần do giá thấp nên không muốn tốn chi phí nhiều vào phân, thuốc để kích năng suất lên quá cao. Tuy đã có chuyển biến, song ông Hải đánh giá rủi ro về mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn cao do chuỗi giá trị sản xuất hồ tiêu của ta còn lỏng lẻo, các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ phát triển chưa nhiều, một số mô hình đã triển khai còn gặp nhiều khó khăn, chưa được nhiều hỗ trợ từ phía Nhà nước, khó phát triển mạnh do nhiều yếu tố.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thời gian tới, ngành hồ tiêu cần ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, nhằm kiểm soát diện tích, cắt giảm chi phí sản xuất… cũng như đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đây cũng là hướng phát triển bền vững mà ngành hồ tiêu cần lưu ý trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang gia tăng hiện nay. Vụ việc trộn hỗn hợp than pin, vỏ cà phê vào hồ tiêu vừa được phát hiện vừa qua đã ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng hồ tiêu trên thị trường. Do vậy, VPA cần nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển chất lượng hồ tiêu Việt Nam cũng như nghiên cứu phát triển thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và quảng bá chất lượng hồ tiêu Việt Nam ra thế giới để người tiêu dùng hiểu hơn và có thể tiếp cận với những sản phẩm hồ tiêu Việt Nam.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VPA:
Kết thúc quí I/2018, các vùng chính của cả nước đã thu hoạch xong. Theo đó, năng suất hồ tiêu của Việt Nam vụ 2018 giảm khoảng 30-40% so với vụ 2017 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những diện tích trồng mới 2015 - 2016 tăng nhiều nhưng phần lớn những diện tích này không thích hợp với cây hồ tiêu nên năng suất thấp, vườn bị chết do sâu bệnh. Nhìn về dài hạn từ nay tới cuối năm, lượng hạt tiêu tham gia thị trường sẽ không còn cao như trong quý I do nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm như Lộc Ninh, Bù Đốp (Bình Phước), Ea Hleo, Buôn Hồ ( Đắk Lắk), Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai)… mất mùa nặng, chỉ thu hái được 1 lần, có vườn không cho thu hoạch. Tuy vậy, năm nay chất lượng hồ tiêu nguyên liệu được cải thiện đáng kể so với 2 năm trước. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quy trình sản xuất người nông dân đã hạn chế qua giá hồ tiêu thấp và sự khuyến cáo của các ban ngành địa phương.
Nguyễn Hiền (Hải Quan)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.