Giá heo hơi tăng trở lại: Người chăn nuôi chưa yên tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giá heo hơi trên thị trường Gia Lai đang tăng trở lại, từ 24.000-25.000 đồng/kg lên 38.000-42.000 đồng/kg. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn chưa thể vui mừng bởi giá chủ yếu là do sức hút từ thị trường Trung Quốc nên có thể vẫn còn nhiều biến động.

Giá tăng nhưng không có heo bán

Vừa xuất bán đàn heo 6 con với giá 27.000 đồng/kg cách đây vài ngày, bà Nguyễn Thị Thủy (109 Phan Đình Giót, TP. Pleiku) không khỏi tiếc nuối: “Nghe tin heo tăng giá trở lại, tôi gọi bán để thu lại tiền vốn. Vậy nhưng trên thực tế, giá heo hơi tăng mạnh ở các trang trại, chứ những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như chúng tôi rất khó “đàm phán” với các thương lái nên giá bán vẫn rất thấp”.

 
 Giá heo hơi tăng nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa thể vui mừng. Ảnh: Đ.T
Giá heo hơi tăng nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa thể vui mừng. Ảnh: Đ.T

Còn chị Hồ Thị Ngọc Hà (151/31 Phan Đình Giót, TP. Pleiku) cho biết: “Cách đây một tuần, tôi bán gần 7 tạ heo hơi với giá 24.000 đồng/kg, tính ra chỉ được 16 triệu đồng. May là giống của nhà chứ nếu không thì lỗ nặng. Giờ giá heo lên nhưng phải 1 tháng sau bầy heo thịt của gia đình mới có thể xuất chuồng, lúc đó chẳng biết giá lên xuống thế nào”.

Dù giá heo hơi tăng nhưng theo nhiều tiểu thương kinh doanh thịt heo tại chợ Hoa Lư (TP. Pleiku) thì mấy hôm nay, các lò mổ không bắt được heo do một số trang trại đang “ghim hàng” đợi giá tăng thêm. Theo một số thương lái thì giá heo tăng trong những ngày qua là do thị trường Trung Quốc đã nhập thịt heo trở lại. Tuy nhiên, do giá heo rớt thê thảm liên tục trong một thời gian dài nên hầu như các trang trại đều giảm đàn, chỉ nuôi cầm chừng. Vì thế, giá heo hơi tăng nhưng vẫn chưa có nhiều tác động tích cực đến người chăn nuôi. “Giá heo hơi hiện là 42.000 đồng/kg nhưng trang trại chẳng có heo để bán. Từ 80 con heo nái, giờ trang trại chỉ còn lại hơn 20 con, số lượng heo thịt cũng giảm đáng kể nên dù giá tăng cũng không thể bù lại được khoản lỗ kéo dài trong thời gian qua”-ông Nguyễn Ninh Nhị-chủ trang trại heo ở phường Chi Lăng (TP. Pleiku), cho biết.

Cẩn trọng khi tăng đàn trở lại

Cũng theo ông Nguyễn Ninh Nhị: “Với tình hình giá cả bấp bênh như thế này, trang trại không dám đầu tư tăng đàn. Chỉ mong giá cả ổn định rồi tăng đàn dần dần, cứ thấy giá tăng mà tăng đàn lại liền thì rất nguy hiểm”.

Cùng suy nghĩ đó, ông Lò Văn Thành (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chia sẻ: “Giá heo hơi tăng thì vui nhưng nói thật người chăn nuôi chúng tôi chỉ muốn giá cả ổn định, cứ lên xuống thế này “đau tim” lắm, chưa bán thì lo giá sẽ hạ mà lỡ bán rồi thì lại tiếc nuối. Bởi lẽ, với những người nuôi heo quy mô nhỏ như chúng tôi, bầy heo là cả gia sản”. Nhìn chung,  các chủ trang trại chăn nuôi đều cho rằng, đây vẫn chưa phải thời điểm thích hợp để tăng đàn. Chỉ khi nào đầu ra cho thịt heo ổn định, ngành chăn nuôi có những giải pháp phát triển bền vững thì lúc đó họ mới có thể yên tâm sản xuất.

Trao đổi với P.V, ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: “Heo tăng giá trở lại là một tin vui. Song để đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, Sở vừa có văn bản gửi Chi cục Thú y, Trạm Thú y các địa phương, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nhằm khuyến cáo người dân không nên tái đàn nhanh; giữ nguồn giống đảm bảo cung cấp nhu cầu nuôi của nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, cần theo dõi sát sao việc kiểm dịch, phòng-chống các dịch bệnh thông thường xuất hiện trên đàn heo trong mùa mưa”.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null