Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt ở mức cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo các thương lái, hôm nay (4-12) thị trường gạo sôi động, giá gạo có xu hướng tăng. Gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào ở mức 440-445 USD/tấn, giá cao nhất từ tháng 11-2021 đến nay.
 


Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nếp tươi Long An đang được thương lái thu mua ở mức 7.900-8.100 đồng/kg; nếp tươi An Giang duy trì ở mức 7.400-7.600 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 6.800-6.900 đồng/kg; OM 5451 giá 6.600-6.800 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900-7.200 đồng/kg; nếp tươi Long An đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 7.900-8.000 đồng/kg; OM 18 6.700-7.000 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000-9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400-8.600 đồng/kg; nếp tươi An Giang 7.200-7.300 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200-6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 giá 6.600-6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Gạo Việt Nam. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Gạo Việt Nam. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)


Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục đà đi ngang. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.300-9.400 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100-10.200 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá chững lại và có xu hướng đi ngang. Hiện giá tấm duy trì ổn định ở mức 9.600 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500-8.600 đồng/kg.

Trong khi đó, tuần này, giá gạo xuất khẩu tại các thị trường lớn của châu Á gia tăng, nhờ nhu cầu mạnh từ Indonesia và hoạt động thu mua gạo của Ấn Độ có mức giá hợp lý.

Gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào ở mức 440-445 USD/tấn, tăng so với mức 438 USD/tấn của tuần trước.

Như vậy, về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam luôn ở mức cao kể từ tháng 11-2021. Cách nay 1 tháng (11-2022), gạo 5% tấm của Việt Nam bán ở mức 425-430 USD/tấn thì hiện được chào ở mức 440-445 USD/tấn.

Đà tăng của giá gạo Việt Nam có thể khiến người mua Cuba chuyển sang mua ngũ cốc có giá rẻ hơn từ Ấn Độ. Theo thương nhân xuất khẩu gạo, một tàu đang bốc 28.000 tấn hàng tại cảng Kakinada, thuộc bang Andhra Pradesh miền Nam Ấn Độ để giao hàng cho Cuba.

Hơn nữa, gạo Ấn Độ đang được bán với mức giá chiết khấu. Điều này khiến người mua chuyển hướng sang thu mua gạo Ấn Độ. Hiện giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào với giá 375-380 USD/tấn, tăng so với mức 373-378 USD/tấn của tuần trước đó.

Trong khi đó,giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 427-440 USD/tấn trong tuần này so với mức 419-425 USD của tuần trước, nhờ thông tin về các thỏa thuận mới. Một thương nhân ở Bangkok cho biết giá đã tăng từ tuần trước sau cuộc đàm phán về việc Indonesia muốn mua hàng ngàn tấn gạo từ Thái Lan.

Song, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, với bức tranh xuất khẩu gạo tích cực từ đầu năm đến nay, ước tính năm 2022 Việt  Nam vẫn có thể xuất khẩu 7,2-7,3 triệu tấn gạo. Đây là lượng gạo xuất khẩu cao thứ hai trong lịch sử ngành lúa gạo Việt Nam kể từ sau năm 2012. Đồng thời, nhiều danh nghiệp cũng dự báo cơ hội để xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn rất khả quan, giá gạo Việt vẫn có nhiều cơ hội tăng lên trong thời gian tới.


HUỲNH LÊ (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.