Giá cà phê tăng nhẹ, giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên thị trường nông sản hôm nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên đã tăng nhẹ trở lại với mức tăng đồng loạt 200 đồng/kg. Trong khi đó, giá hồ tiêu hôm nay không đổi, các đại lý và doanh nghiệp vẫn thu mua ở mức thấp, từ 56.000 - 59.000 đồng/kg do thị trường xuất khẩu chưa có tín hiệu khởi sắc.
 

 

Giá cà phê hôm nay thấp hơn cùng kỳ tới 7.000 đồng/kg

Theo ghi nhận từ thị trường, giá cà phê hôm nay (12-6) tăng nhẹ trở lại sau khi chạm mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây ở phiên giao dịch trước (xuống dưới 35.000 đồng/kg). Theo đó, giá cà phê tại Tây Nguyên hiện dao động trong khoảng 35.200 - 36.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% tại cảng TP.Hồ Chí Minh hiện ở mức 1.595 USD/tấn, tăng 11 USD/tấn so với ngày 9/11, trừ lùi vẫn ở khoảng cách khá xa 140 USD/tấn.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kì năm ngoái, giá cà phê tại Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm. Theo đó, thời điểm giữa tháng 6-2017, mặc dù có ngày giá cà phê nhân xô giảm tới 700-800 đồng/kg nhưng giá giao dịch vẫn ở mức 43.200 - 43.700 đồng/kg. Đặc biệt, giá cà phê robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ thường xuyên giao dịch sát mức 2.000 USD/tấn, với mức chênh lệch trừ lùi chỉ từ 60 – 70 USD.

Như vậy, giá cà phê hiện nay đang thấp hơn cùng kì năm 2017 tới 7.000 đồng/kg.

Thực tế cho thấy, mặc dù tăng nhẹ nhưng giá cà phê vẫn đang ở mức thấp khiến nhiều nông dân vẫn chưa muốn bán ra. Một thương lái ở Đắk Lắk cho biết, trong tay nhà đầu cơ và nông dân còn khoảng gần 20% lượng cà phê vụ mùa vừa qua chưa được chốt giá và cho rằng sẽ không ai bán ra với mức giá thấp hiện hành.

Hôm qua, ngày 11-6, giá cà phê arabica giao tháng 7 trên thế giới tăng 0,6% lên 1,16 USD/pound. Giá cà phê robusta giao tháng 7 tăng 1 USD lên 1.713 USD/tấn.

Theo dữ liệu từ Liên đoàn Cà phê Châu Âu, tồn kho cà phê ở các cảng của châu Âu tăng 3,2%.

Giá tiêu hôm nay tăng 1.000 tại một số vùng

Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng so với hôm qua, tuy nhiên thị trường vẫn giao dịch ảm đạm do nguồn cung dồi dào.

Trong tuần vừa qua, giá hạt tiêu cũng giữ xu hướng đi ngang là chủ đạo và đứng ở mức thấp.

Tại Ấn Độ, những người trồng tiêu Karnataka đang chào hàng với mức giá 350 Rupee/kg cộng thêm chi phí vận chuyển để cạnh tranh với những người bán tiêu nhập khẩu giá rẻ. Sự xuất hiện của hạt tiêu nhập khẩu với mức thấp đang khiến giá tiêu giảm hàng ngày trên thị trường giao ngay.

Giá hạt tiêu Rajkumari được giao dịch ở mức 380 Rupee/kg, trong khi tiêu nguyên liệu High Range có giá 375 Rupee. Giá tiêu Pulpally và Bathery đạt 365 Rupee, còn hạt tiêu hỗn hợp Sri Lanka giao dịch ở mức 355 Rupee/kg.

Ngoài ra, giá tiêu Ấn Độ xuất khẩu sang châu Âu đạt 6.200 USD/tấn, và sang Mỹ là 6.450 USD.

Theo nguồn tin từ Hiệp hội Hạt tiêu, Hội nghị IPC lần thứ 46 năm 2018 sẽ được tổ chức tại Putrajaya, Malaysia từ ngày 02 - 04/10/2018.

Hội nghị IPC hàng năm là cuộc họp mặt đông đảo không chỉ các nhà sản xuất, chế biến XNK Hồ tiêu và gia vị các nước thuộc thành viên IPC mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi của rất nhiều các nhà thương mại, các nhà nhập khẩu, các nhà môi giới, đầu tư v.v. từ khắp các Châu lục quan tâm tới mặt hàng gia vị, trong đó có đại diện các hiệp hội gia vị lớn như Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA)...

Thiên Hương/danviet

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).