Gà sư tử độc lạ cỡ nào mà giá mỗi con tiền triệu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sưu tầm và nuôi nhiều giống gà độc lạ, đặc biệt là gà sư tử, anh Phạm Minh Biên (35 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, H.Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) thu lãi hơn 30 triệu đồng mỗi tháng.

Anh Biên kể, anh rất đam mê sưu tầm các giống gà kiểng mới lạ. Năm 2019, anh tìm mua được 3 con gà sư tử Ba Lan đen đầu bạc và sư tử Ba Lan vàng về nuôi. Nhờ kỹ thuật và kinh nghiệm sẵn có, anh dễ dàng thuần hóa để gà phát triển và sinh trưởng tốt tại vùng khí hậu miền Tây.
 

Anh Biên có niềm đam mê sưu tầm nhân giống gà kiểng mới lạ. Ảnh: Duy Tân
Anh Biên có niềm đam mê sưu tầm nhân giống gà kiểng mới lạ. Ảnh: Duy Tân


“Năm đó, tôi mua 2 bộ gà, mỗi bộ 3 con gồm 2 trống, một mái. Gà có nguồn gốc từ Ba Lan, là một trong những loại được xếp vào nhóm gà kiểng đẹp nhất thế giới. Sau khi nhân giống thành công, số lượng gà bố mẹ tương đối nhiều, tôi bắt đầu mới bán gà con và gà hậu bị”, anh Biên nói thêm.
 

 Gà sư tử đen đầu bạc, giá từ 1 - 2 triệu đồng/con. Ảnh: Duy Tân
Gà sư tử đen đầu bạc, giá từ 1 - 2 triệu đồng/con. Ảnh: Duy Tân
Gà sư tử Ba Lan với bờm mọc phủ từ đầu đến cổ. Ảnh: Duy Tân
Gà sư tử Ba Lan với bờm mọc phủ từ đầu đến cổ. Ảnh: Duy Tân



Theo anh Biên, gà sư tử Ba Lan khá dễ nuôi. Chúng ăn thức ăn công nghiệp và bổ sung thêm rau. Khi gà còn nhỏ, phải tiêm vắc xin ngừa bệnh, chú ý vệ sinh chuồng trại, thay nước thường xuyên.
 

Thước đo chuẩn đẹp của giống gà này phụ thuộc hình dáng lạ và màu sắc đẹp. Ảnh: Duy Tân
Thước đo chuẩn đẹp của giống gà này phụ thuộc hình dáng lạ và màu sắc đẹp. Ảnh: Duy Tân


Trọng lượng của gà sư tử Ba Lan dao động từ 1 - 1,5 kg/con (tùy con trống hay mái). Gà nuôi khoảng 8 tháng thì sinh sản. Trong một năm, mỗi con đẻ khoảng 100 trứng, tỷ lệ nở con đạt trung bình 80%.
 

Tính cách của gà sư tử là rất hiếu chiến. Ảnh: Duy Tân
Tính cách của gà sư tử là rất hiếu chiến. Ảnh: Duy Tân


“Trứng gà có mỗi ngày nên tôi phải thường xuyên kiểm tra, thu lượm cho ấp để tỷ lệ nở cao. Khoảng một tuần mới biết trứng có trống hay không. Tỷ lệ nở con phụ thuộc vào con trống”, anh Biên tiết lộ.

Anh Biên sở hữu trên 40 con gà sư tử Ba Lan bố mẹ với 4 màu trắng, vàng, đen đầu bạc, trắng lai vàng. Gà sư tử Ba Lan vừa đẹp vừa lạ, càng lai và sinh sản càng lâu thì màu của chúng càng đột biến đẹp mắt. Điểm đặc biệt là chùm lông trên đầu như một vương miện nhỏ hoặc trông như bờm sư tử. Bản tính của gà này lại rất hiếu chiến nên có tên gà sư tử.


 

 Anh Biên nhân giống thành công 4 màu cơ bản 4 của giống gà này như màu trắng, vàng, đen đầu bạc, trắng lai vàng. Ảnh: Duy Tân
Anh Biên nhân giống thành công 4 màu cơ bản 4 của giống gà này như màu trắng, vàng, đen đầu bạc, trắng lai vàng. Ảnh: Duy Tân
 Đàn gà sư tử con được anh Biên nhân giống tại trại. Ảnh: Duy Tân
Đàn gà sư tử con được anh Biên nhân giống tại trại. Ảnh: Duy Tân
Gà sư tử 1 tháng tuổi có giá 300.000 đồng/con. Ảnh: Duy Tân
Gà sư tử 1 tháng tuổi có giá 300.000 đồng/con. Ảnh: Duy Tân


 Theo anh Biên, thước đo chuẩn đẹp của gà sư tử Ba Lan phụ thuộc hình dáng lạ và màu sắc. Do giống gà còn khá hiếm ở miền Tây nên thị trường tiêu thụ của anh ít bị cạnh tranh. Hầu hết mỗi đợt có gà giống đều có khách đặt mua trước. Gà con 1 tháng tuổi có giá 300.000 đồng/con, gà 8 tháng tuổi giá từ 1 - 2 triệu đồng/con. Nhờ đó, mỗi tháng, anh Biên thu lãi hơn 30 triệu đồng nhờ bán gà kiểng, gà giống.

 

Gà Serama, giống gà tí hon cũng được anh nhân giống thành công. Ảnh: Duy Tân
Gà Serama, giống gà tí hon cũng được anh nhân giống thành công. Ảnh: Duy Tân
Giống gà vảy cá với sắc lông vô cùng đẹp.
Giống gà vảy cá với sắc lông vô cùng đẹp. Ảnh: Duy Tân


Ngoài ra, anh Biên còn nuôi khoảng 20 con gà Serama (còn gọi gà lực sĩ), gà vảy cá… Giá của gà Serama tương đương gà sư tử.

Theo DUY TÂN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.