Fidel Catro - người đi cùng dân trong khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Với tôi, lãnh tụ Fidel Castro là người thầy vĩ đại, đất nước Cuba là ân nhân"- ông Nguyễn Văn Thọ, nguyên cán bộ Vụ Châu Mỹ Bộ Ngoại Giao, nguyên Tham tán chính trị, Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba, chia sẻ như vậy khi đến viếng Fidel Castro tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội.

 Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro phát biểu tại quốc hội ở Havana ngày 7-8-2010 - Ảnh: Reuters
Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro phát biểu tại quốc hội ở Havana ngày 7-8-2010 - Ảnh: Reuters


Lần đầu tiên tôi được diện kiến lãnh tụ Fidel Castro là vào tháng 9-1969, khi đó tôi công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Cuba từ 1969-1972 với nhiệm vụ là phụ trách văn phòng, lễ tân, lãnh sự, hành chính quản trị.

Lãnh tụ Fidel Castro dẫn đầu đoàn lãnh đạo đến thăm Đại sứ quán Việt Nam ở Cuba. Tôi là người phụ trách tiếp đón đồng thời được lắng nghe nhiều chia sẻ của lãnh tụ Fidel Castro khi lãnh tụ ngồi trò chuyện cùng đại sứ.

Khi ấy, trong mắt tôi, lãnh tụ Fidel Castro bộc lộ hình ảnh của một người rất yêu quý Việt Nam và kính trọng Bác Hồ. Lãnh tụ Fidel Castro cũng là một người có tài hùng biện, vấn đề gì cũng đề cập được, và đối đáp rất thông minh, nhanh nhạy.

Sau đó, nhờ đặc thù công việc, tôi may mắn được gặp lãnh tụ Fidel Castro nhiều lần. Có thể nói, tôi đã học hỏi rất nhiều điều từ lãnh tụ Fidel Castro. Người như một người thầy vĩ đại dạy bảo cho chúng ta những bài học sâu sắc bằng chính nhân cách và cuộc đời của người.

Trong mắt tôi, lãnh tụ Fidel Castro là hiện thân của tinh thần quật khởi, kiên cường bất khuất, không bao giờ khuất phục trước cường quyền, bạo lực, bất công, không đầu hàng trước chủ nghĩa đế quốc. Người rất khẳng khái, sẵn sàng từ chối sự giàu sang phú quý, vinh hoa lợi lộc để dấn thân vào con đường cách mạng đầy gian nguy nhằm đi tìm ánh sáng công lý cứu nhân dân thoát khỏi áp bức bóc lột và tìm kiếm độc lập tự do dân chủ.

Fidel Castro cũng là một lãnh tụ rất hào hiệp, không chỉ ủng hộ đấu tranh tự do cho dân tộc mình mà còn sẵn sàng ủng hộ giúp đỡ cuộc đấu tranh tự do của các dân tộc khác. Đó là hình tượng chói lọi của một con người tự trọng, tự tôn dân tộc, một nhà yêu nước, một người cộng sản chân chính, thật lòng vì nước vì dân, với một tinh thần quốc tế cao cả.

Sự khâm phục của tôi dành cho lãnh tụ Fidel Castro đến từ những câu chuyện có thật, chẳng hạn như khi người bỏ cả buổi tiếp đón đoàn lãnh đạo quốc tế sang thăm Cuba để trực tiếp đứng ra chỉ huy chỉ đạo chống bão cho người dân khi một trận bão đột ngột ập đến vào năm 1997.

Tôi đã từng tiếp xúc với những người lãnh đạo về hưu của Cuba, lắng nghe những chia sẻ của họ, rằng tuy cuộc sống còn nhiều cực khổ nhưng lãnh tụ Fidel Castro cũng đồng cam cộng khổ cùng chúng tôi, chỗ nào của đất nước còn khó khăn thì người còn lao vào nơi đó, và chúng tôi sẽ còn đi theo người là vì điều đó. Có thể nói, điều này thể hiện niềm tin phục của người dân Cuba đối với lãnh tụ Fidel Castro.

Cuộc sống thời kỳ bị bao vây cấm vận gây trở ngại kinh tế, lại gặp họa thiên tai, nhưng ở Cuba chưa bao giờ có bùng nổ xã hội, hoặc cuộc nổi dậy tập thể chống chính quyền. Người dân Cuba và lãnh tụ Fidel Castro, giới lãnh đạo Cuba, có sự đồng lòng và thấu hiểu cho nhau. Họ đau khổ trong vinh quang, để cuối cùng rồi cũng ngẩng cao đầu.

Sau gần hơn nửa thế kỷ, sự kiên trì và âm thầm chịu đựng của nhân dân và lãnh đạo Cuba giúp họ dần dần đi đến thắng lợi, khi mà gần đây, Mỹ đã bỏ cấm vận một phần cho Cuba và chính quyền của tổng thống Obama đã đồng ý bình thường hóa quan hệ với Cuba.

Sau Đại hội VI và Đại hội VII, Cuba mở rộng chính sách cho phép thành phần kinh tế tư nhân phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng sản xuất lương thực thực phẩm để cung cấp cho nhân dân, công bố luật đầu tư nước ngoài về du lịch, dầu khí, xuất nhập khẩu, công nghiệp nhẹ…, tạo điều kiện cho các nước trên thế giới như  Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ bước vào thị trường Cuba. Chính sách chính trị cũng trở nên mềm mỏng và khôn ngoan hơn; các luận điểm, tuyên bố chống đế quốc trở nên dịu đi. Xã hội hiện đại Cuba đang dần thay đổi.

Trong mắt tôi, lãnh tụ Fidel Castro còn đại diện cho một lối sống rất gương mẫu, rất nghiêm khắc với bản thân và với cả những thành viên trong Đảng. Lãnh tụ Fidel Castro sống chân chính vô cùng, không nghĩ gì đến lợi ích cá nhân như vơ vét làm giàu cho cá nhân. Vì lãnh tụ Fidel Castro rất gương mẫu, nên giới lãnh đạo ở Cuba hầu như không có tham nhũng. Chính sự gương mẫu từ lối sống của lãnh tụ Fidel Castro đã giúp người giữ gìn được kỷ cương phép nước và giữ được sự bình yên nội bộ của dân tộc.

 

Ông Nguyễn Văn Thọ (trái) đang chờ vào viếng lãnh tụ Fidel Catro tại Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội ngày 28-11
Ông Nguyễn Văn Thọ (trái) đang chờ vào viếng lãnh tụ Fidel Catro tại Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội ngày 28-11
NGUYỄN VĂN THỌ Nguyên cán bộ Vụ Châu Mỹ Bộ Ngoại Giao Nguyên Tham tán chính trị, người thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.