Một chuyến chuyển thương binh trong tháng 3-1975

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dưới đây là hồi ức của nữ y tá Đặng Thị Lượng-nguyên thành viên Đội phẫu tiền phương Tỉnh đội Gia Lai-về một chuyến chuyển thương binh trong tháng 3-1975.

Bà Đặng Thị Lượng tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 5-1972. Năm 1973, bà được phân công công tác về Bệnh xá quân y K6 (Ayun), đến tháng 3-1975 thì được tăng cường về Đội phẫu tiền phương Tỉnh đội Gia Lai.

Hôm sau bắt đầu trận đánh chính thức. Chúng tôi hồi hộp chờ đến giờ nổ súng. Dù không trực tiếp chiến đấu nhưng chúng tôi vẫn không ngủ được, vì không biết đến sáng mai ai còn ai mất. Xác định đánh nhau là đổ máu, là hy sinh, vậy mà trong lòng ai cũng lo lắng. Ở hậu cứ, chúng tôi coi nhau như ruột thịt. Mỗi khi đi săn hay đánh cá, các anh em cũng thường mang sang cho bệnh xá vì biết rằng chị em không biết săn bắt để cải thiện bữa ăn.

picture1.jpg
Hình chụp anh chị em đội phẫu tiền phương tại trường nam tiểu học Pleiku do các anh phóng viên chiến trường chụp ngày 18-3-1975, (y tá Đặng Thị Lượng đứng đầu bìa phải).

Giờ G đã điểm, tiếng bộc phá vang lên phá tan màn đêm yên tĩnh. Đơn vị đặc công đã phá cầu Ia Pết, chặn đường tiếp tế của địch. Tiếp theo đó là các loại đạn rền vang; đường đạn bay, ánh lửa đỏ xẹt đan qua, đan lại như cầu vồng khắp bầu trời. Pháo sáng soi khắp một vùng kèm theo tiếng chớp vang rền của bộc phá, của lựu đạn, của B40... Dù cách xa nhưng vẫn cảm nhận không khí đặc quánh nơi chiến trận. Chúng tôi hối hả hấp dụng cụ chờ sẵn.

8 giờ sáng, 15 ca thương binh cả nặng lẫn nhẹ được các anh chị em dân công cáng từ mặt trận trở về. Chúng tôi ai vào việc nấy. Người đo huyết áp, mạch nhiệt; người lo tiêm thuốc trợ sức, trợ tim, thử test Penicilline và tiêm phòng uốn ván. Y-bác sĩ khám và phân loại thương tật, các ca cần đại phẫu để lại cấp cứu chuyển về hậu cứ sau, còn thương binh loại trung và tiểu phẫu sau khi cấp cứu xong lập tức đưa về hậu cứ gấp.

Tại lán lúc bấy giờ còn 4 thương binh nặng, trong đó có bệnh nhân chấn thương sọ não hở, hôn mê sâu. Đồng chí ấy la hét, vật vã cả ngày lẫn đêm. Các liệt sĩ cũng được mai táng phía trên đồi từ trưa, sau khi chuyển về nhưng vì bận tiếp nhận cấp cứu thương binh nên chúng tôi không kịp đến nhìn mặt tiễn biệt các anh lần cuối.

Sáng hôm sau, tôi được phân công cùng đoàn dân công đưa 4 thương binh nặng về tuyến sau. Khoảng 20 dân công thay nhau khiêng cáng, đi liên tục cả ngày lẫn đêm. Dân công của từng xã luân phiên nhau khiêng cáng, hết địa phận xã này thì bàn giao cho xã tiếp theo. Vậy nên mỗi khi đến xã khác là tôi lại vận động bà con ra khiêng.

Trong thời gian chờ dân công đến, tôi làm nhiệm vụ hồi sức cho thương binh. Mùa này cũng là mùa phát rẫy của đồng bào nên thanh niên trai tráng ra rẫy ngủ lại, chỉ còn những người lớn tuổi và tàn tật ở nhà, song họ đều sẵn sàng tham gia khiêng thương binh. Khi đoàn đến bờ sông Đăk Trôi (thuộc huyện Mang Yang ngày nay), hai bên bờ là rừng cây lúp xúp xen kẽ với tranh, bụi le, tôi cho dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống trước khi vượt sông.

Tháo chiếc túi cứu thương ra khỏi vai chuẩn bị lấy thuốc tiêm cho các thương binh, tôi nghe thấy tiếng vè vè... o o... trên đỉnh đầu. Đó là máy bay trinh sát của địch! Mọi người vội vàng cáng thương binh vượt sông vì nơi này trống trải không có chỗ ẩn nấp. Cả đoàn vội vàng cáng chạy đến làng A Btốt cách đó khoảng 1 cây số.

Vừa đến đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng gầm rú của máy bay phản lực, ngay sau đó là tiếng nổ chát chúa theo nhau dội vào. Tai ai nấy điếc đặc. Vạt rừng kế bên bờ sông như bị xé nát; cây cối, đất đá, khói đen bốc lên không trung, bay rào rào gần đến chỗ chúng tôi trú. Mọi người sợ hãi nằm sát dưới mặt đất.

Sau khi nghỉ ngơi, khoảng xế chiều, chúng tôi lại lên đường. Đường về hậu cứ rất khó đi, leo lên những ngọn núi rất cao, xuyên đêm qua nhiều con suối nhưng không dám đốt đuốc vì sợ máy bay địch phát hiện. Đi trong đêm tối thường xuyên vấp ngã, bà con cố gắng giữ võng, không để các anh rớt xuống đất.

Mỗi lần lên dốc hay xuống dốc, người khiêng phải quay đầu các thương binh trở lại để đầu cao hơn chân, bởi chỉ một sơ suất nhỏ trên đường đi cũng để lại hậu quả xấu.

Lúc này, ý chí và nghị lực của mọi người thật lớn, cái mệt mỏi và sợ hãi chỉ thoáng qua. Ai cũng không sợ gian lao, vất vả, chỉ mong đi nhanh để có cơ hội cứu sống thương binh.

Đến quá nửa đêm thì cũng đến nơi. Các y-bác sĩ Bệnh xá quân y K6 đã thức dậy chong đèn đón thương binh và đưa vào cấp cứu kịp thời. Bàn giao xong, tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm vì đã hoàn thành nhiệm vụ, trên đường đi không có ai bị thương vong.

Đêm đó bà con dân công không ngủ lại mà vội về ngay. Riêng tôi ở lại đến sáng hôm sau để nhận thêm thuốc, rồi cũng nhanh chóng lên đường trở lại đội phẫu. Đoạn đường trở ra, tôi cũng phải đi cả ngày lẫn đêm để bắt kịp đội phẫu. Bởi lẽ, đồn bốt của địch đã bị diệt, đội phẫu phải theo các đơn vị bộ đội rời đi.

Khi ấy, trong lòng tôi chỉ lo sợ gặp biệt kích vì là y tá tôi đâu có súng đạn để chiến đấu. Tôi không dám nghỉ chân, cứ mải miết bước đi như cái tuổi 17 mới lớn đầy năng lượng và nhiệt huyết của mình. Đến khuya hôm đó, tôi về đến nơi đóng quân của đội phẫu, cùng các anh chị ăn uống, nghỉ ngơi để lấy sức cho sáng hôm sau tiếp tục di chuyển đến nơi đóng quân mới.

Tình đồng chí, đồng đội và cả ký ức của những năm tháng ấy, có lẽ sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời...

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null