Chiến thắng thung lũng Ia Drăng năm 1965: Xứng đáng là di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 25-2-2025, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 132/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Chiến thắng thung lũng Ia Drăng năm 1965”. Đây là một trong những địa điểm diễn ra các trận đánh quan trọng trong Chiến dịch Plei Me năm 1965.

Di tích này nằm trên địa bàn làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông.

11.jpg
Thiếu tướng Lộ Khắc Tâm (đi đầu)-Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu Sư đoàn 1 khảo sát tại di tích. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Sau những thắng lợi liên tiếp của quân và dân ta trong Xuân-Hè năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ có nguy cơ bị phá sản. Chúng buộc phải thi hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” hòng nhanh chóng giành thắng lợi quyết định bằng sức mạnh quân sự của đội quân viễn chinh.

Ngày 20-7-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nêu cao tinh thần cảnh giác và chí khí chiến đấu, tăng cường đoàn kết, ra sức thi đua sản xuất và chiến đấu “khó khăn không nản chí, thắng lợi không kiêu căng”. Người khẳng định quyết tâm của Nhân dân ta: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” (Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).

Thực hiện quyết tâm trên, Bộ Tư lệnh chiến trường Tây Nguyên quyết định thay đổi chủ trương giải phóng Bắc Tây Nguyên, hạ quyết tâm mở Chiến dịch Plei Me nhằm phối hợp với Quân khu 5 và chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn; cố gắng tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng; xây dựng căn cứ địa, rèn luyện bộ đội và các cơ quan chiến dịch, nâng cao trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang; đồng thời, qua tác chiến để tìm hiểu từng bước quân Mỹ, xây dựng lòng tin đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ. Chiến dịch mang tên “Chiến dịch Plei Me” (Một số chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập 1: 1964-1966, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân).

Theo sách “Một số trận đánh của các đơn vị thuộc Binh đoàn Tây Nguyên” (tập 8 và 9): Ia Drăng là thung lũng nằm trong khu vực tứ giác Plei Me-Bàu Cạn-Đức Cơ-Ia Drăng. Khu vực quyết chiến với quân Mỹ được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên xác định là thung lũng Ia Drăng dưới chân núi Chư Pông, nằm hướng Tây Nam, cách thị xã Pleiku 45 km theo đường chim bay. Đây là một dãy núi độc lập, có đỉnh cao nhất 732 m nổi lên giữa một vùng rừng bằng, cách đồn Plei Me 25 km về phía Tây Bắc, cách biên giới Việt Nam-Campuchia khoảng 9 km về phía Đông.

Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh có 49 di tích được xếp hạng. Trong đó, di tích quốc gia đặc biệt gồm: Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (9 điểm di tích), di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá; còn lại là 8 di tích quốc gia, 31 di tích cấp tỉnh.

Trận đánh tại thung lũng Ia Drăng diễn ra từ ngày 14 đến 17-11-1965 với 4 trận đánh của Trung đoàn Bộ binh 66 phối hợp với Tiểu đoàn Bộ binh 1 của Trung đoàn Bộ binh 33. Kết thúc trận Ia Drăng, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 300 tên địch, 246 tên bị thương. Về phía ta, có 157 đồng chí hy sinh, 239 đồng chí bị thương (Hồi ký Thượng tướng Nguyễn Hữu An, tờ 37M, bảng viết tay đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quân đoàn 34). Ngày 19-11-1965, quân Mỹ rút lui khỏi thung lũng Ia Drăng. Tuy vậy, Chiến dịch Plei Me vẫn còn tiếp diễn đến ngày 26-11 với sự tham chiến của quân ngụy. Khi nói về trận đánh thung lũng Ia Drăng, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lừng (Đại đội 7, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn Bộ binh 66, người trực tiếp tham gia trận thung lũng Ia Drăng, đặc biệt là trận tại bãi Anbany ngày 17-11-1965) cho biết: Trận chiến diễn ra ác liệt, không có giao thông hào, đại đội của ông dựa vào rừng khộp, các ụ mối để làm vật chắn, vượt qua mưa bom bão đạn của địch để hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, chiến thắng thung lũng Ia Drăng trong Chiến dịch Plei Me là trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Tây Nguyên, là nguồn động viên cổ vũ quân và dân 2 miền Nam-Bắc thi đua giết giặc lập công, đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) của quân Mỹ. Chiến thắng thung lũng Ia Drăng để lại nhiều bài học có giá trị về nghệ thuật quân sự: nghiên cứu dự báo đúng đối tượng tác chiến mới; lựa chọn cách đánh đúng và thắng địch ngay từ trận đầu; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các loại hình chiến thuật trong điều kiện cụ thể từng trận, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta; về nghệ thuật chỉ huy xuất sắc trong chiến dịch; đặc biệt là bài học về công tác Đảng, công tác chính trị đã xây dựng được ý chí quyết tâm dám đánh và quyết thắng Mỹ. Khẩu hiệu “Tìm Mỹ mà đánh”, “Tìm ngụy mà diệt” xuất hiện trong những trận đánh Mỹ tại thung lũng Ia Drăng đã trở thành phong trào sôi nổi trong các lực lượng vũ trang Tây Nguyên và toàn miền Nam.

Việc xếp hạng di tích lịch sử “Chiến thắng thung lũng Ia Drăng năm 1965” không những thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thêm một “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, mà còn là điểm kết nối các tuyến du lịch tìm hiểu về lịch sử thông qua các di tích trên địa bàn huyện, tỉnh và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.