Những người đàn bà đục tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ẩn sau vẻ đẹp tinh xảo của những bức tượng đá trắng là bao giọt mồ hôi nhọc nhằn của những người thợ điêu khắc tài hoa.

Ít ai ngờ rằng, bên cạnh những đôi tay rắn rỏi của phái mạnh, còn có sự góp sức âm thầm nhưng đầy khéo léo của những người phụ nữ chân yếu tay mềm, lặng lẽ thổi hồn vào từng đường nét chạm trổ.

Bà Huỳnh Thị Mười đang hoàn thiện bức tượng Phật. Ảnh: Minh Hiền
Bà Huỳnh Thị Mười đang hoàn thiện bức tượng Phật. Ảnh: Minh Hiền

Hít bụi đá mưu sinh

Đến với làng đá mỹ nghệ Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), hình ảnh những người phụ nữ trong trang phục kín mít từ đầu đến chân, tay cầm búa, tay cầm mài, cần mẫn làm việc giữa làn bụi đá mịt mù đã trở nên quen thuộc và đầy ấn tượng. Trong không gian ngập tràn tiếng đục đẽo và mùi đá mài khét lẹt, từ các phiến đá vô tri, họ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, mang đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm.

Một ngày của các thợ nữ bắt đầu từ 7 giờ sáng, khi những tia nắng đầu tiên len lỏi qua những mái xưởng phủ đầy bụi đá trắng xóa. Thời gian kết thúc không cố định, tùy vào khối lượng công việc trong ngày. Càng về trưa, tiếng búa, tiếng mài vang vọng khắp không gian.

Dưới cái nắng gay gắt của tháng ba lúc 10 giờ sáng, bà Phan Thị Thêm (55 tuổi, phường Hòa Hải) phải cất giọng thật to mới có thể vượt qua những âm thanh chát chúa của tiếng búa đập, máy mài rít vang. “Tôi làm nghề này gần 20 năm rồi, mỗi ngày như thế tôi kiếm được 300 -350 ngàn đồng. Khi nào có ai thuê thì mới đi làm, thường mỗi ngày có 2-3 chỗ gọi”, bà Thêm nói, đôi bàn tay vẫn thoăn thoắt di chuyển chiếc máy mài, tỉ mỉ xử lý từng đường nét trên bề mặt đá.

Theo bà Thêm, công việc này được nhiều phụ nữ đảm nhận, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên, bởi cuộc mưu sinh buộc họ phải gắn bó với nghề. Dần dần, họ yêu từng đường đục, nét mài lúc nào không hay, và xem đó như một phần cuộc sống của mình.

“Lúc mới bắt đầu, tôi thường bị búa xoẹt vào tay, đá dăm văng vào mặt hay những tai nạn nghề nghiệp khác diễn ra như cơm bữa. Thêm vào đó, tiền lương không ổn định theo tháng, nhưng để có tiền lo cho con cái ăn học, nghề làm đá vẫn cho thu nhập khá hơn so với làm ruộng. Hơn nữa, xưởng lại gần nhà, nên tôi vẫn quyết định gắn bó cho đến tận bây giờ”, bà Thêm chia sẻ.

Ở một góc bạt treo, khi đang ngồi tháo lớp khẩu trang trùm kín quanh đầu, bà Huỳnh Thị Mười (59 tuổi, phường Hòa Hải) vừa uống ngụm nước giải khát, vừa nói: “Bụi đá này không nguy hiểm như tưởng tượng, tôi làm ở đây hơn ba thập kỷ rồi có bị gì đâu. Chỉ có điều là dù có bịt kín cỡ nào thì tối về, người tôi cũng dính đầy bụi, quần áo lúc nào cũng lấm lem, tắm giặt bao nhiêu cũng không sạch hết được”.

Ðôi tay khéo léo của phụ nữ làng đá mỹ nghệ Non Nước. Ảnh: Minh Hiền
Ðôi tay khéo léo của phụ nữ làng đá mỹ nghệ Non Nước. Ảnh: Minh Hiền

Nhớ lại ngày trước, bà Mười kể, chồng bà từng ngăn cản không cho bà theo nghề này, bởi chỉ sau một tháng thử việc, da bà đã sạm đen, cơ thể đau nhức vì làm việc nặng nhọc, đi sớm về muộn. Hơn nữa, chồng bà cũng là thợ làm đá hoa cương lâu năm, thấu hiểu nỗi vất vả của nghề nên thương vợ, không muốn bà tiếp tục. Thế nhưng, càng làm bà càng quen việc, dần yêu thích cái nghề đầy bụi bặm này, nơi từng phiến đá thô qua đôi tay bà dần trở nên sống động. Vì vậy, bà không nỡ bỏ ngang công việc đã mang lại kế sinh nhai cho gia đình suốt bao năm qua.

“Chị em phụ nữ làm việc ở đây đều trang bị một đôi bao tay su, một đôi ủng, 2-3 lớp khẩu trang, một chiếc áo khoác và một chiếc nón hoặc mũ. Vào đây rồi thì chẳng ai nhận ra ai, chỉ hở mỗi đôi mắt để nhìn. Nhất là những lúc xe tải lớn chạy ngang qua, bụi trắng bay mịt mù, nhìn từ xa chắc chẳng thấy chúng tôi”, bà Mười vừa nói vừa chỉ tay về phía lớp bụi đang bay lên không trung.

Đang kể dở, bà nhận cuộc điện thoại từ một chủ xưởng đá, nhờ đi bốc đá trắng vụn. Bà cười nhẹ, bảo rằng công việc nặng nhọc là thế, nhưng quen rồi, giờ nghỉ ngơi lại thấy “ngứa tay, ngứa chân”, làm thêm được vài đồng lại có thêm chút tiền mua sắm đồ đạc trong nhà.

Ngoài công việc tạc tượng, những phụ nữ ở đây còn tham gia vận chuyển đá vụn kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Minh Hiền
Ngoài công việc tạc tượng, những phụ nữ ở đây còn tham gia vận chuyển đá vụn kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Minh Hiền

Chạm đá tạc đời

Dù nắng chói chang hay những ngày mưa tầm tã, công việc điêu khắc đá của những đôi tay tài hoa vẫn diễn ra không ngừng nghỉ. Họ làm việc miệt mài gần như suốt năm, hiếm khi có thời gian để nghỉ ngơi. Và cũng không ai nghĩ những người phụ nữ như bà Thêm, bà Mười… lại có thể kiên cường bám trụ với nghề chế tác đá mỹ nghệ đầy khó nhọc, vốn đòi hỏi sức khỏe và sự bền bỉ này.

Mồ hôi thấm đẫm tấm áo bạc màu vì năm tháng và bụi đá, bà Mười thỉnh thoảng lại cởi chiếc nón, quạt nhẹ ra sau lưng để xua bớt cái nóng hầm hập. Bà chia sẻ: “Nhiều người ở đây chịu nóng giỏi lắm, áo có ướt như vừa tắm xong, họ vẫn ngồi lì làm việc mà không hề than vãn”.

Tranh thủ lúc thay lớp giấy nhám cho máy, bà Thêm cho biết: “Ðể tạo ra một bức tượng đẹp hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn. Tôi thường đảm nhận phần mài, đục theo nét có sẵn và làm bóng. Công việc tưởng chừng đơn giản, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấm hết sự phức tạp. Chẳng hạn, với những bức tượng đá cao to, nặng hàng trăm tấn thì tôi phải leo lên giàn giáo cao hàng giờ liền, vừa tốn công sức vừa lo sợ trượt chân. Còn với tượng nhỏ, lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung vào từng chi tiết”.

Bà Mười vừa dứt lời, đôi tay nhanh chóng đeo lại lớp khẩu trang dày che kín mặt. “Người ta hay nói nghề này nặng nhọc, cực khổ, đàn ông làm còn chẳng nổi thì phụ nữ sao làm được. Nhưng tôi nghĩ, cái gì mình yêu mến thì làm riết cũng thành quen, thành cái nghiệp khó bỏ”, nói rồi bà đưa đôi tay đã thô ráp, sần sùi ra khoe như một minh chứng của thời gian.

Tiếng máy mài tiếp tục vang lên đều đều, hòa lẫn trong lớp bụi đá trắng mờ mịt. Bà Mười cúi mình, tỉ mỉ mài từng chi tiết nhỏ trên bức tượng Phật đang dần thành hình. Đôi mắt bà ánh lên niềm tự hào khi nhắc về những tác phẩm mà mình đã tạo ra trong suốt mấy chục năm qua.

Ngoài công việc tạc tượng, những phụ nữ ở đây còn tham gia vận chuyển đá vụn kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Minh Hiền
Ngoài công việc tạc tượng, những phụ nữ ở đây còn tham gia vận chuyển đá vụn kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Minh Hiền

Bà Thêm cho rằng, để trụ vững với nghề điêu khắc đá, người thợ cần phải có cái tâm bởi chỉ một chi tiết sai sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tác phẩm. Với bà, khi tạo ra được “tảng đá biết nói” - nơi từng đường nét chạm khắc truyền tải hết hồn cốt và cảm xúc mới chính là thành công lớn nhất của những người thợ làm đá mỹ nghệ.

Từng đường nét chạm khắc trên phiến đá cứng đều là minh chứng cho sự tỉ mẩn và khéo léo của những người thợ nơi làng đá Non Nước. Với bà Mười, bà Thêm và bao người thợ khác, mỗi bức tượng hoàn thành không chỉ là nguồn thu nhập, mà còn là dấu ấn cho đời, là cách họ gửi gắm tâm huyết và gìn giữ linh hồn của nghề truyền thống quê hương.

Theo Minh Hiền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.