Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.

Tốt nghiệp Khoa Điêu khắc (Trường Đại học Nghệ thuật Huế) năm 2009, chàng trai Triệu Tiến Dũng (quê Thanh Hóa) chọn Gia Lai làm nơi lập nghiệp. Trở thành giáo viên Mỹ thuật Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) vài tháng, anh gặp tai nạn trên một đoạn đường khó. Sau đó, anh mất 2 năm để chấp nhận sự thật là mình đã bị liệt cánh tay trái.

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng (bìa phải) và nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên tác phẩm “Hạnh phúc” (ảnh nhân vật cung cấp).

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng (bìa phải) và nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên tác phẩm “Hạnh phúc” (ảnh nhân vật cung cấp).

Trong nỗi hụt hẫng và nặng nề về tâm lý, anh Dũng dần nhận ra mình may mắn vì vẫn còn tay phải để tiếp tục đi dạy và làm việc. Tuy vậy, do tự ti nên anh ngừng theo đuổi điêu khắc nghệ thuật, chủ yếu nhận làm tượng trang trí sân vườn, quán cà phê trong vùng để có thêm thu nhập. Sau khi em trai mất do bị suy thận, anh càng nhận ra con đường mình phải đi là gì. Anh bày tỏ: “Em tôi điều trị suốt 4 năm, phải chạy thận 3 lần/tuần nhưng vẫn ham sống. Vậy thì, liệt 1 tay như tôi đã là gì? Tôi vẫn được sống và làm việc kia mà”.

Những lời động viên của họa sĩ Nguyễn Văn Điền đã tiếp thêm cho anh động lực. Họa sĩ Nguyễn Văn Điền cho hay: Nhân một chuyến vào Chư Prông chơi, ông ghé thăm nhà Dũng và không khỏi cảm kích trước tinh thần vượt khó của anh.

“Chỉ 1 tay mà Dũng làm tượng rất đẹp, không gian vườn nhà vừa tĩnh lặng vừa nghệ thuật nhờ các bức tượng trang trí. Tôi liền kết nối Dũng với anh em trong chuyên ngành Điêu khắc của Chi hội Mỹ thuật (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh). Tôi nói với Dũng rằng, bằng mọi cách phải làm, phải chăm chút cho nghệ thuật điêu khắc, đừng tự ti. Càng động viên thì Dũng càng cố gắng. Kể từ đó, Dũng bắt đầu có tác phẩm tham gia các triển lãm”-họa sĩ Nguyễn Văn Điền kể.

Hơn 10 năm sau khi ra trường, nhà điêu khắc trẻ Triệu Tiến Dũng mới có cơ hội trở về với đam mê đích thực của mình. Nếu làm theo kiểu thủ công như trước kia thì rất khó, nhưng nhờ sự hỗ trợ của các loại máy móc như máy đục, máy cưa, máy cuốc… nên dù chỉ còn 1 tay, anh vẫn hoàn thiện tác phẩm, chỉ cần giúp đỡ khi mang vác nặng hoặc lắp đặt. “Cứ túc tắc làm dần là được. Quan trọng là ý tưởng. Giờ thì quen rồi, mọi việc tôi đều làm được hết, thậm chí là rất linh hoạt”-anh Dũng chia sẻ.

2 năm trở lại đây, niềm hạnh phúc càng nhân lên gấp bội khi anh được đắm mình trong sự đam mê sáng tạo nghệ thuật. Ai đó bảo “Cái gì có trong đầu thì sẽ có trên tay”. Sự nung nấu bước đầu đã mang lại cho anh những kết quả đáng khích lệ. Năm 2023, tác phẩm “Hạnh phúc” của nhà điêu khắc trẻ được chọn trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên lần thứ 28 và Triển lãm điêu khắc toàn quốc 5 năm.

Tiếp đó, tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên lần thứ 29-2024, tác phẩm “Lệ rừng” của anh cũng được chọn giới thiệu đến công chúng. Gần đây nhất, với tác phẩm “Chuyện tình hồ trên núi”, anh đạt giải khuyến khích cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai. Đây là những thành công rất đáng khích lệ đối với một tác giả trẻ tại các sân chơi khu vực và toàn quốc.

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng (thứ 4 từ trái sang) tại lễ trao giải cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: Phương Duyên

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng (thứ 4 từ trái sang) tại lễ trao giải cuộc thi Mỹ thuật tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: Phương Duyên

Chuyện trò về ý tưởng sáng tạo tác phẩm “Hạnh phúc” mà mình rất tâm đắc, anh Dũng cho biết, từ đặc điểm của một thân cây có dáng như dáng mẹ hơi cúi xuống với các mắt cành bao quanh, anh làm thành hình tượng những đứa con đang ôm chân, níu cổ xung quanh mẹ. “Như ngày xưa mình đón mẹ đi làm về”-anh nói về niềm hạnh phúc của tình mẫu tử trong tác phẩm.

Vượt qua khó khăn riêng của bản thân, anh Dũng còn lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến nhiều người xung quanh, nhất là học trò của mình. Ví dụ, khi học môn nặn và tạo dáng, anh “thách đố” học sinh: “Các em nghĩ thầy có 1 tay thì có nặn được không? Mình thi xem ai nặn nhanh hơn?”. Nhiều học trò xem đây là động lực, với ý nghĩ rằng khi mình có đủ 2 tay thì không gì không thể làm được.

Từ niềm hạnh phúc với nghề, anh Dũng chia sẻ dự định đáng quý trong thời gian tới, đó là vận động anh em trong chuyên ngành Điêu khắc tổ chức một triển lãm nhóm ngay tại xã Ia Lâu để người dân và cả học trò của mình được tiếp cận với loại hình nghệ thuật này.

Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh-Phó Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai: “Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng được đào tạo bài bản, lại rất nhiệt huyết. Với đam mê điêu khắc gỗ, anh đã đưa mảng khối hiện đại vào điêu khắc truyền thống. Lần nào tham gia triển lãm khu vực và toàn quốc, anh cũng có tác phẩm được chọn triển lãm, chứng tỏ tay nghề “cứng” và rất có duyên. Chúng tôi quý anh ở chỗ tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đam mê sáng tạo. Người như Dũng sẽ còn tiến xa trên con đường nghệ thuật”.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.