Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung và Tây Nguyên năm 2024: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh được trao giải A

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 19-8, Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 đã khai mạc tại Quảng trường 2-4 (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Chương trình do Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức. 

Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 29 trưng bày 183 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 176 tác giả đến từ 9 tỉnh, thành phố trong khu vực gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk. Riêng Gia Lai có 25 tác phẩm của 25 tác giả được chọn trưng bày.

Ban Tổ chức trao giải A duy nhất cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (tỉnh Gia Lai). Ảnh: NVCC

Ban Tổ chức trao giải A duy nhất cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (tỉnh Gia Lai). Ảnh: NVCC

Kết quả, Ban Giám khảo đã trao 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C và 5 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất. Trong đó, tác phẩm điêu khắc “Cao nguyên xanh”, chất liệu sắt-đồng-gỗ, kích thước 180x50x165 cm của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (tỉnh Gia Lai) đã được trao giải A của triển lãm. Đây là lần đầu tiên mỹ thuật Gia Lai có giải A điêu khắc ở sân chơi khu vực.

Trước đó, tại Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 28-năm 2023, nhà điêu khắc Nguyễn Vinh đã đạt giải B duy nhất (không có giải A) với tác phẩm “Khoảng xanh”.

Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên tác phẩm “Cao nguyên xanh” (bên trái) tại triển lãm. Ảnh: Hùng Hoa Lư
Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên tác phẩm “Cao nguyên xanh” (bên trái) tại triển lãm. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Ngoài ra, năm nay Gia Lai còn có nhà điêu khắc Nguyễn Nam là 1 trong 3 tác giả lọt vào danh sách giải thưởng trẻ với tác phẩm “Nét Tây Nguyên 2” (chất liệu gỗ, kích thước 90x120x180 cm); đồng thời, có 3 tác phẩm được giới thiệu dự giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2024 gồm: “Nét Tây Nguyên 2” (Nguyễn Nam), “Đi học cái chữ” (Châu Ái Vân), “Mặt nạ, những đứa trẻ và lễ pơ thi” (Nguyễn Nguyên Bút).

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.