Sắc màu huyền bí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bản sắc riêng

Sớm tinh mơ xứ Lắk (tỉnh Đắk Lắk) gió mát rượi, những dải lúa non xanh mơn mởn nối đuôi nhau chạy tít tắp. Con đường nhựa uốn lượn dẫn vào xã Đắk Phơi, điểm những chùm hoa cà phê trắng tinh khôi dịu dàng e ấp bên tán lá xanh rì, hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng...

“Những năm kháng chiến, đồng bào các dân tộc khu căn cứ Đắk Phơi vận chuyển hàng tấn lương thực phục vụ kháng chiến. Ngày ấy cuộc sống lầm than khổ cực, bây giờ vùng quê đã thay da đổi thịt, bà con ngoài trồng lúa nước đã đa dạng hóa cây trồng, từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là những vườn rẫy cà phê”, già ama Huynh (70 tuổi) bộc bạch.

Chị Nguyễn Hoàng Phương Duyên, du khách từ TP Hồ Chí Minh nói rằng, tháng ba Tây Nguyên trở nên huyền ảo, say đắm khi các rẫy cà phê bung hoa trắng muốt, những đám mây bồng bềnh, huyền ảo khiến ta có cái cảm giác lơ lửng như đang ở chốn tiên cảnh.

Tháng ba không khí lễ hội các buôn làng rộn ràng
Tháng ba không khí lễ hội các buôn làng rộn ràng

Tháng ba đến với vùng đất Đắk Lắk để cho con người tận hưởng sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng và hoà vào các hoạt động lễ hội riêng có nơi đây. Và tháng ba năm nay, từ phố đến huyện, về tận các buôn làng, không khí tưng bừng, rộn ràng. Chị H Liêng Uyn (dân tộc M’nông) tiếp chuyện, đây là lúc đời sống văn hóa tinh thần của người Tây Nguyên thể hiện sâu sắc và rực rỡ nhất.

Tiếng chiêng vang dội cả khoảng không gian. Những chàng trai, cô gái M’nông rạng rỡ trong trang phục truyền thống tiến về bến nước Đắk Hoa (buôn Pai Ar, xã Đắk Phơi) bắt đầu cho lễ cúng bến nước của người M’nông Gar.

Nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil, phụ cúng Ma Phương, cùng với các nghệ nhân và nhân dân buôn Pai Ar ngồi trang nghiêm trước lễ vật cúng được bày biện đầy chánh niệm. Tại đây, thầy cúng Y Krai Cil tiến hành nghi lễ cúng nói lời tạ ơn với thần nước, thần suối, thần sông hứa sẽ giữ bến nước sạch sẽ, bảo vệ tốt nguồn nước.

Nói trong xúc cảm hạnh phúc, chị H Liêng Uyn chia sẻ, trải qua năm tháng, cùng với sự phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, người M’nông ở huyện Lắk vẫn luôn gìn giữ, trân trọng, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông trong cuộc sống đương đại.

Theo chị H Liêng Uyn, lễ cúng bến nước có sự khác biệt với dân tộc Ê đê. Với dân tộc Ê đê, bến nước là dòng nước ngầm chảy ra, còn dân tộc M’nông diễn ra bên bến nước là bến sông, bến suối. Lễ cúng bến nước thường được tổ chức vào đầu năm để cảm tạ thần nước một năm qua đã phù hộ cho buôn làng có nguồn nước sạch, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no hạnh phúc...

Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng không nơi nào có được.

Sợi dây gắn kết

Rời bến nước, thầy cúng di chuyển đến ngã tư, cái nắng bắt đầu chói chang, bước chân trần in bóng trên con đường nhựa nóng ran. Tại đây, thầy cúng cúng cầu sức khỏe cho buôn làng. Thầy đọc hết gia phả của các dòng họ sinh sống trong buôn nhằm mục đích báo cáo với yang (thần), để yang nắm được, tiếp tục bảo vệ, che chở.

Sau đó, thầy cúng di chuyển đến cổng chào (cửa ngõ vào buôn) để khấn xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo. Thầy cúng đổ hết phần tiết heo pha rượu còn lại trong chén và đọc lời khấn với ý nghĩa: Xua đuổi những điều xui xẻo không may mắn ra khỏi buôn làng, để buôn làng được bình yên, bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Kết thúc các lễ cúng, mọi người kéo nhau về nhà cộng đồng buôn. Nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil chia sẻ, theo phong tục của người M’nông, sau khi kết thúc lễ cúng, thầy cúng sẽ về nhà Văn hóa cộng đồng của buôn hoặc về nhà mình, không được phép quay trở lại bến nước, vì sợ các yang về sẽ nhập vào người thầy cúng.

Nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil cùng thực hiện lễ cúng bến nước
Nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil cùng thực hiện lễ cúng bến nước
Du khách tìm hiểu, trải nghiệm lễ cúng bến nước của người M’nông Gar
Du khách tìm hiểu, trải nghiệm lễ cúng bến nước của người M’nông Gar

Trong âm vang của cồng chiêng, giọng nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil trầm đều. Ông kể, trước đây, ông bà thường phải du canh, du cư khắp nơi tìm mảnh đất an cư, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn nước. Khi tìm được một nguồn nước trong lành thì cả buôn làng phải hết lòng gìn giữ.

Dù hôm nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nước máy, nước sạch được dẫn về từng buôn, nhưng người M’nông Gar vẫn lấy nước từ bến nước để chế rượu cần và thờ cúng yang. Đây cũng là một việc làm rất có ý nghĩa để bà con trong buôn làng cùng nhau chăm lo, làm vệ sinh bến nước, giữ nguồn nước được trong sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng.

Theo ông Võ Thành Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lắk, việc phục dựng nghi lễ cúng bến nước của người M’nông là một hoạt động thiết thực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống. Đây là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc trong tỉnh và huyện nhà, là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tăng cường tình đoàn kết giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Qua đó, góp phần làm cho nhân dân, du khách hiểu sâu hơn về những giá trị tinh thần, văn hóa của đồng bào dân tộc huyện Lắk nói riêng, của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Đôi mắt sâu của nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil hiện lên nhiều nỗi niềm. Ông tâm sự, hiện đã già, sức khỏe ngày một yếu, nét đẹp văn hóa dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Qua những nghi lễ, ông mong muốn trao truyền lại cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ cần nâng cao nhận thức, có ý thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể mà cha ông ta để lại, xứng đáng là thế hệ kế cận, những người kế thừa kho tàng di sản vô giá này.

Mọi người chìm đắm trong làn điệu dân ca với tiết mục hát kể về bến nước. Quây quần bên ché rượu cần, vít cong cần rượu uống một hơi dài, rồi chuyền cần cho vị khách khác.

Nữ du khách đến từ Đà Nẵng ghé vào tai tôi phả ra men nồng thì thầm, trong hành trình lễ hội của mình, chị được tìm hiểu lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ cúng hạ thủy thuyền, và giờ đây là lễ cúng bến nước… của dân tộc M’nông. Đây như một cơ hội quý giá để trải nghiệm, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của vùng đất Tây Nguyên huyền bí này.

Theo NGUYỄN THẢO (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.