(GLO)- Sau nhiều năm bị mai một, lễ cúng bến nước của người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) vừa được phục dựng lại. Qua đó, tiếp thêm động lực để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời nuôi dưỡng mạch nguồn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
(GLO)- Nghi lễ cúng giọt nước (hay bến nước) của người Jrai ở vùng phía Nam sông Ba và nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng ở vùng đầu nguồn thuộc quần sơn Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có nhiều điểm tương đồng cơ bản nhưng vẫn có sự khác biệt.
(GLO)- 1. Mùa xuân nào đã xa, rừng cây tươi tắn lành lặn xanh màu. Buôn làng người M'Nông sống bên thác nước, dòng sông đầy đặn tháng ngày. Người người vui sống chung tay nương rẫy kề cạnh rừng cây mừng ngày mùa lúa mới. Đêm trăng sáng, buôn làng ngân vang tiếng cồng chiêng, rộn ràng tình ý thiêng liêng biết ơn đất trời, sông núi, rừng cây, nương rẫy từng mùa nắng mưa đem lại sự sống tốt tươi cho cộng đồng.
(GLO)- Bây giờ rẫy rừng đã ít, các làng vùng sâu, vùng xa cũng mất luôn giống bầu hồ lô quả nhỏ. Mặt khác, đời sống dần hiện đại hóa nên bình nhựa, thùng nhựa, thùng tôn chứa nước đã nhiều, lại rất thuận tiện. Vậy nên, những quả bầu hồ lô gắn bó với người Tây Nguyên một thời cứ lặng lẽ đi vào cổ tích!
(GLO)- Mỗi lần đi học xa trở về, tôi lại có dịp ra bến nước đi thả lưới bắt cá với đám bạn trong làng. Khung cảnh nơi đây đã thay đổi rất nhiều so với lúc tôi còn nhỏ. Không còn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ Jrai sau lưng địu chiếc gùi chất đầy 4-5 cái bình hồ lô để lấy nước sinh hoạt về cho gia đình mỗi sáng.
(GLO)- Bến nước đã trở thành nét đặc trưng của các buôn làng Tây Nguyên. Vì vậy, ký ức về bến nước luôn in sâu trong tiềm thức mỗi người dân quê. Bến nước Ia Rmok là một ký ức đẹp như thế!