Bến nước làng tôi...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi lần đi học xa trở về, tôi lại có dịp ra bến nước đi thả lưới bắt cá với đám bạn trong làng. Khung cảnh nơi đây đã thay đổi rất nhiều so với lúc tôi còn nhỏ. Không còn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ Jrai sau lưng địu chiếc gùi chất đầy 4-5 cái bình hồ lô để lấy nước sinh hoạt về cho gia đình mỗi sáng.
 Phụ nữ Jrai hứng nước gùi về nhà. Ảnh internet
Phụ nữ Jrai hứng nước gùi về nhà. Ảnh internet
Theo lời kể của già làng, nước có vai trò quyết định trong đời sống. Vì vậy, ngày xưa, khi lập làng, tổ tiên người Jrai thường chọn nơi gần sông suối để nuôi dưỡng sự sống và phục vụ lao động sản xuất. Mỗi làng Jrai đều có bến nước riêng. Đây cũng là nơi mọi người cùng tập trung lại tắm rửa, giặt giũ, lấy nước về và chia sẻ cùng nhau nỗi buồn vui sau một ngày lao động vất vả.
Ngày ấy, đám trẻ làng tôi mỗi chiều lại rủ nhau ra bến nước đá banh để mỗi khi khát thì không sợ thiếu nước uống. Đá banh xong, chúng tôi chạy ra bờ sông gần đó tắm táp rồi về. Nhiều đêm, đám trẻ trong làng còn mang đèn pin, đuốc, chăn màn và lưới ra bến nước bắt cá dưới sông rồi ngủ lại ở đó, đến sáng hôm sau mới về. Mỗi khi làm lễ tắm sông xả xui cho người thân, các gia đình cũng tập trung ra bến nước. Lễ này đã có từ rất lâu đời, thường tổ chức cho những người hay gặp vận xui để mong mọi chuyện tốt đẹp trở lại. Lễ vật để cúng gồm một con vịt và một bình rượu cần.
Theo quan niệm của người Jrai, muốn cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh thì con người phải quý trọng nguồn nước. Hàng năm, các buôn làng thường tổ chức lễ cúng bến nước nhằm tạ ơn và cầu xin Yàng bến nước tiếp tục phù hộ cho dân làng có đủ nước sinh hoạt, sản xuất, không ốm đau, mọi người đều có sức khỏe dồi dào... Đó là những hình ảnh còn đọng lại trong ký ức của bao người từng gắn bó với bến nước. Giờ đây, dân làng không còn ra bến lấy nước về hay tắm rửa, giặt giũ và cùng chia sẻ buồn vui. Thay vào đó, họ lấy nước giếng khoan, giếng đào tại nhà làm nước sinh hoạt.
Lễ tắm sông xả xui nay cũng mai một dần đi. Lễ cúng bến nước của làng cũng không còn được tổ chức như trước. Đó chính là nỗi trăn trở không chỉ của người dân làng tôi mà còn của bao người Jrai khác.
 KSOR NAM

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.
Thêm không gian cho cồng chiêng

Thêm không gian cho cồng chiêng

(GLO)- Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch địa phương.