Công bố bia đá Chăm Pa tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai chuyên gia người Pháp và Campuchia đã hỗ trợ ngành Văn hóa Gia Lai nghiên cứu, lược dịch bia đá khắc chữ Chăm Pa phát hiện tại Gia Lai.
 

Bản ký tự nguyên văn trên bia đá thế kỷ XV. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
Bản ký tự nguyên văn trên bia đá thế kỷ XV. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ



Ngày 1.10, Chủ tịch huyện Đắk Pơ - ông Nguyễn Trường cho biết các chuyên gia, nhà khảo cổ vừa giải mã bia đá có ký tự Chăm Pa niên đại năm 1438, thế kỷ XV ở địa phương.

Chính quyền huyện Đắk Pơ với sự hỗ trợ rất nhiều từ các chuyên gia đầu ngành khảo cổ, đến các chuyên gia nước ngoài mới dịch được dòng chữ Chăm Pa cổ.

Theo ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đắk Pơ, bia đá này đã hé mở một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở Gia Lai.


 

Bản ký tự chữ Chăm Pa được làm sáng để dễ dịch. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
Bản ký tự chữ Chăm Pa được làm sáng để dễ dịch. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
 Giáo sư Arlo Griffiths (Pháp) và cô Khom – Sreymom (Campuchia) phối hợp đọc, dịch bản ký tự. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
Giáo sư Arlo Griffiths (Pháp) và cô Khom – Sreymom (Campuchia) phối hợp đọc, dịch bản ký tự. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
Bản dập bia đá khi được lấy từ bia đá. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
Bản dập bia đá khi được lấy từ bia đá. Ảnh Nguyễn Quang Tuệ
Bia đá có niên đại gần 600 năm hé mở nền văn hóa Chăm Pa tại Gia Lai. Ảnh Đình Văn
Bia đá có niên đại gần 600 năm hé mở nền văn hóa Chăm Pa tại Gia Lai. Ảnh Đình Văn



Nội dung dòng chữ trên bia đá phải mất 9 năm từ lúc phát hiện, mới được Giáo sư Arlo Griffiths (Pháp) và cô Khom – Sreymom (Campuchia) qua nhiều công đoạn dập, đọc mới dịch ra. Đồng thời, có công lao rất lớn từ ông Nguyễn Quang Tuệ - Trưởng phòng quản lý Di sản văn hóa (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai) cùng đại diện Trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

Tháng 5.2010, người dân phát hiện một bia đá ở thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đắk Pơ (Gia Lai) với những ký tự lạ không ai đọc được. Huyện Đắk Pơ báo cáo Sở VHTTDL Gia Lai hỗ trợ phối hợp tìm hiểu về bia đá.

Ông Nguyễn Xuân Thành (80 tuổi, thôn Tư Lương, xã Tân An) cũng thông báo với chính quyền địa phương, thì ông biết về bia đá này vào năm 1962. Khi đó, ông cùng với một số người đến khu vực này để đào vàng, châu báu đã nhìn thấy bia đá này và không phát hiện gì thêm.

Bia đá mặc mưa nắng, nằm trong một lùm cây gai góc, tồn tại theo thời gian.

Huyện Đắk Pơ thông tin về bia đá, rất nhiều chuyên gia văn hóa Chăm Pa cổ không thể dịch được nội dung dòng chữ. Các cụ cao niên người Chăm Pa ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa… cũng tìm về huyện Đắk Pơ tìm hiểu bia đá cũng không đọc được nội dung.

Trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội qua nhiều kết nối, đã cử 2 chuyên gia là Giáo sư Arlo Griffiths và cô Khom – Sreymom thì nội dung dòng chữ được dịch ra. Qua gần 600 năm tồn tại, có ký tự bị phai mờ, nên bản dịch không toàn vẹn, khoảng 80% nội dung của ký tự được dịch ra.

Với tầm quan trọng của nền lịch sử, văn hóa Chăm Pa từng đặt nền móng tại Gia Lai, chính quyền huyện Đắk Pơ sẽ tổ chức họp báo vào ngày 4.10 để công bố bản dịch ký tự trên bia đá.


Nội dung sơ lược mà huyện Đắk Pơ cung cấp cho báo Lao Động, là hoàng tử của một vị vua Chăm Pa đã chọn vùng đất Đắk Pơ làm kinh đô; đồng thời có nhắc đến sự lịch sử liên quan giữa Đại Việt và Campuchia với Chăm Pa.
 


Đình Văn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.