Những quả bầu cổ tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bây giờ rẫy rừng đã ít, các làng vùng sâu, vùng xa cũng mất luôn giống bầu hồ lô quả nhỏ. Mặt khác, đời sống dần hiện đại hóa nên bình nhựa, thùng nhựa, thùng tôn chứa nước đã nhiều, lại rất thuận tiện. Vậy nên, những quả bầu hồ lô gắn bó với người Tây Nguyên một thời cứ lặng lẽ đi vào cổ tích! 
Một thời, những quả bầu hồ lô là vật dụng thường xuyên nằm trong gùi trên vai người phụ nữ Tây Nguyên. Những quả bầu ấy mang nước từ suối, từ giọt nước lên rừng, lên rẫy, về nhà sàn, vào lễ hội…
Ngoại trừ chuyện tắm giặt được thực hiện tại các bến nước, mọi sinh hoạt khác như: rửa bát, xoong nồi, rửa rau, rửa mặt, nấu ăn... đều dùng nguồn nước đựng trong những trái bầu. Những bầu nước được xếp quanh bếp quây trên sàn nhà, khát nước cứ bê luôn quả bầu đen nhưng nhức mở nút và tu ừng ực từng ngụm nước suối trong lành dịu mát. Cái ngọt ngào sảng khoái như trôi vào từng thớ thịt, thấm sâu từng tế bào.
Ngoài quả bầu, ống lồ ô một thời cũng là công cụ cõng nước của người Tây Nguyên. Những ống lồ ô loại một lóng được xếp trong gùi mang trên lưng kín nước. Trong dịp lễ hội, người làng lại dùng những ống lồ ô dài hàng chục mắt được đục thông nhau, dùng để vác nước. Khi nước được cho vào đầy ống, thanh niên trai tráng thay nhau vác cả cây theo tư thế nghiêng 30-45 độ, sao cho nước không bị chảy tràn ra ngoài.
Khác với việc kín bằng lồ ô khá đơn giản, gùi nước bằng quả bầu đã trở thành một nghệ thuật. Những quả bầu đựng nước luôn đi theo con người với hình dáng mỹ miều công phu như những tác phẩm nghệ thuật, đủ kiểu dáng hoa văn, một màu đen bóng như mun.
Phụ nữ Tây Nguyên dùng quả bầu hồ lô để đựng nước. Ảnh: Đức Thụy
Phụ nữ Tây Nguyên dùng quả bầu hồ lô để đựng nước. Ảnh: Đức Thụy
Giàn bầu được làm trong rẫy rừng, người Tây Nguyên không trồng bầu dài như người Kinh mà chỉ trồng những loại bầu cho quả hồ lô hoặc bầu tròn có phần ống dài như tay cầm. Trong một giàn bầu như vậy, những quả vẹo vọ không ưng ý sẽ bị hái sớm làm thực phẩm. Người ta chỉ chọn những quả có hình dáng đẹp, cân đối, để tới già mới hái đem về.
Quả bầu được cắt cuống, dùng mũi dao khắc gọt hoa văn ở phần ống phía trên, sau đó ngâm dưới dòng suối có bùn non độ 1 tháng. Khi quả bầu chuyển màu thâm đen, ruột đã rữa thì khoét một lỗ ở cuống rồi dốc hết các thứ trong ruột bầu ra cho sạch. Công đoạn tiếp theo là bôi bồ hóng hoặc bột than, dùng lá rừng chà kỹ cho đen nhánh.
Cuối cùng, quả bầu được treo trên gác bếp một thời gian cho khô hẳn. Nút bầu đựng nước được làm từ lá trung quân, một thứ lá rất sẵn trong rừng, theo kiểu cuốn tổ sâu vừa khít với lỗ ở đầu trên cuống quả bầu là được.
Một thời về làng, đâu đâu cũng thấy các chị, các mí gùi trên vai lung lúc những quả bầu đen bóng. Chiều chiều phụ nữ ra bãi cát ven sông moi những vũng cát, chờ nước lọc trong thì múc đầy các quả bầu để đưa về lo bữa cơm tối. Mùa xoài, trong cái gùi nước thế nào cũng có vài quả hườm hườm. Được các mí cho mấy quả, tôi ăn ngấu nghiến, xong thì tu nước lọc cát ngon lành. Cái hương vị xoài sông Ba với nước quả bầu ấy cứ neo mãi trong ký ức!
Bây giờ rẫy rừng đã ít, các làng vùng sâu, vùng xa cũng mất luôn giống bầu hồ lô quả nhỏ. Mặt khác, đời sống dần hiện đại hóa nên bình nhựa, thùng nhựa, thùng tôn chứa nước đã nhiều, lại rất thuận tiện. Vậy nên, những quả bầu hồ lô gắn bó với người Tây Nguyên một thời cứ lặng lẽ đi vào cổ tích!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…